“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ?

“Mẹ đánh con, mẹ không thương con. Cô Th. còn thương con hơn cha mẹ. Cô lúc nào cũng cười và trò chuyện với con. Không như cha mẹ, suốt ngày chỉ la và đánh con thôi!”.

Nhiều thế hệ cha mẹ tại Việt Nam vốn quan niệm “Thương cho roi, cho vọt - Ghét cho ngọt cho bùi”, vì vậy, mỗi khi con cái phạm lỗi phụ huynh đều dùng đòn roi để dạy con. Biết rằng cha mẹ rất thương con, chỉ vì trong phút tức giận không kiềm chế được bản thân. Tuy nhiên, cha mẹ liệu đã bao giờ tìm hiểu con cái sẽ cảm thấy thế nào sau những trận đòn roi? hậu quả của việc giáo dục bằng bạo lực sẽ ảnh hưởng thế nào đến trẻ nhỏ?

Một bà mẹ gần đây chia sẻ về sai lầm dạy con của mình lên mạng xã hội.

Cô và chồng vì bị ảnh hưởng cách dạy của cha mẹ mình nên đôi khi có hay dùng bạo lực để dạy cô con gái 3 tuổi. Đôi lúc, vì quá tức giận, không kìm được, người mẹ có tét vào mông con hay đánh vào tay con. Chồng cô thì cứng rắn hơn, mỗi khi con gái phạm lỗi hay không vâng lời anh sẽ là người đứng ra đe dọa, đôi khi dùng đòn roi để con nghe lời.

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 1

Cặp vợ chồng bị ảnh hưởng cách dạy của cha mẹ mình nên đôi khi có hay dùng bạo lực để dạy cô con gái. (Ảnh minh họa)

Với phương pháp này, con gái cô bình thường có chút bướng bỉnh, khi người mẹ lớn tiếng hay bố dọa đánh mới chịu nghe lời.

Theo thời gian, cô con gái cũng bắt đầu đi học. Mỗi ngày đi học quả thật là một ngày vui đối với em. Cô bé luôn khoe với mẹ ở lớp học rất vui, cô giáo rất yêu thương con.

Một hôm nọ, khi người mẹ đang ôn bài cho con gái, cô bé có chút bướng bỉnh không nghe lời, giận quá người mẹ có tét vào mông con một phát.

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 3

Cô con gái vì đau mà khóc ré lên, trong tiếng nấc, cô bé nói: “Mẹ đánh con, mẹ không thương con. Cô Th (giáo viên ở lớp của bé) còn thương con hơn cha mẹ. Cô lúc nào cũng cười và trò chuyện với con. Không như cha mẹ, suốt ngày chỉ la và đánh con thôi!”.

Lúc đó người mẹ mới giật mình, hóa ra, bấy lâu nay cô và chồng chỉ để lại những tiếng la mắng và những trận đòn roi trong ký ức của con. Kể từ lần đó, người mẹ tự hứa với lòng, cô và chồng sẽ không bao giờ lớn tiếng và đánh con nữa.

Trẻ nhỏ rất đơn thuần, chúng chỉ cảm nhận được tình yêu thương bằng những hành động, cử chỉ dịu dàng như một cái ôm của cha, một câu chuyện kể của mẹ hay một cái hôn trước khi đi ngủ.

Những hành động la mắng hay đánh đập của cha mẹ không những làm trẻ càng ngày càng cảm thấy ít được yêu thương hơn mà còn gây ra những hậu quả tai hại mà cha mẹ không thể ngờ tới.

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 4

Trẻ trở nên hung hăng hơn

Những đứa trẻ bị bố mẹ đánh đòn nhiều thường dễ nổi nóng và tức giận với người thân cũng như bạn bè. Chúng có phần thích bạo lực trong những mối quan hệ và bắt nạt những người yếu thế hơn. Sự hung hăng chính là phản ứng lại với việc trải qua nỗi đau, ấm ức khi bị đánh đòn.

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 5

Khi lớn lên chúng sẽ có suy nghĩ rằng bạo lực là cách phù hợp để có được những gì bố mẹ muốn, trẻ cũng sẽ bắt chước theo những hành vi này. (Ảnh minh họa)

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 6

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần

Đánh đòn không chỉ gây ra những nỗi đau thể xác mà còn cả những vết thương tinh thần dai dẳng về sau này nữa. Việc đánh đòn cũng được chứng minh là có liên quan đến những rối loạn hành vi, rối loạn tinh thần, căng thẳng, muốn tự tử, có tính thù địch, tự ti và những bất ổn về cảm xúc.

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 7

Việc đánh đòn có thể gây rối loạn hành vì, căng thẳng, tự ti và những bất ổn về cảm xúc ở trẻ,... (Ảnh minh họa)

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 8

Não bị “hư hại”

Một nghiên cứu của đại học Harvard nói rằng việc thường xuyên xúc phạm trẻ em bằng lời mắng chửi, roi vọt có thể khiến bộ não của chúng bị “hư hại”. So với những đứa trẻ khác được bố mẹ dạy dỗ bằng lời nói, thì những đứa trẻ bị dạy dỗ bằng đòn roi sẽ có khả năng ngôn ngữ kém hơn nhiều. Trẻ thường bị đánh mắng có bộ não lúc nào cũng lo lắng, căng thẳng với bất cứ hành động nào cũng mình cũng đều phạm sai lầm.

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 9

“Mẹ ơi đừng đánh con, lần sau con không thế nữa”: Con biết sợ việc sai, hay con sợ mẹ? - 10

Ảnh hưởng đến chiều cao

Một cuộc khảo sát được diễn ra dưới sự tổ chức của trung tâm nghiên cứu sức khỏe trẻ em ở đại học Yale, Mỹ cho thấy rằng sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ có sự liên quan đến cảm xúc. Nếu đứa trẻ bị mắng, bị đánh trong một thời gian dài, tinh thần của trẻ ở trạng thái căng thẳng cao, ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng.

Đòi đồ chơi siêu thị bị mẹ đánh, bé gái khóc xin Mẹ ơi đừng đánh, con không mua nữa
Hạ Mây (Phụ Nữ Việt Nam)