Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trên phần đỉnh đầu của bé có một khoảng xương mềm được gọi là thóp và cần được chăm sóc cẩn thận. Trước khi bộ phận này đóng lại nó rất yếu, không thể chống đỡ lại bất kì lực tác động nào bởi xương đầu chưa hoàn thiện, nếu bị va đập có thể gây tổn thương não, ảnh hưởng đến sức khỏe con.
Một số người lớn thậm chí còn có quan niệm không được sờ, nắn thóp của trẻ vì nếu làm việc này thường xuyên, trẻ còn có khả năng bị ngu ngốc, đần độn. Tất nhiên đó chỉ là quan niệm của các cụ xưa và điều cần thiết là không được tác động mạnh vào thóp của bé còn việc chạm nhẹ sẽ không làm tổn thương não cũng không khiến bé trở nên ngu ngốc.
Thóp trẻ sẽ đóng dần theo thời gian. Thóp trước thường đóng sau 6 tháng trẻ được sinh ra. Sau đó là quá trình xương sọ khép dần và hoàn toàn khi bé được khoảng 12-18 tháng. Thóp sau thường đóng hoàn toàn sau 2-4 tháng bé chào đời.
Thóp tuy không to và nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng đánh giá sức khỏe của bé. Trước khi con lên 1, cha mẹ có thể phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của bé thông qua sự thay đổi của thóp để can thiệp sớm.
Bình thường con không quấy khóc, tinh thần ổn định thì thóp sẽ hơi lõm xuống nhưng nếu thiếu nước trầm trọng thì dịch não tủy trong não thất giảm, áp lực giảm, thóp có biểu hiện lõm xuống rất rõ rệt. Mẹ cần bù nước cho con kịp thời. Nếu trẻ sợ hãi thì thóp sẽ phồng lên hoặc chuyển từ lõm sang bằng phẳng, lúc này mẹ cần vỗ về an ủi con.
Thông thường kích thước thóp khi mới sinh khoảng 1,5-2cm. Khi bé được 6 tháng, kích thước thóp đạt 2,5-3cm. Nhưng sau 6 tháng, thóp sẽ nhỏ dần theo sự phát triển của xương hộp sọ. Một số bé, thóp sẽ đóng hoàn toàn khi được 1 tuổi, trong khi đó số khác sẽ đóng trong vòng 18 tháng.
Trong quá trình đóng thóp, nếu đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn, thóp quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể là biểu hiện của sự phát triển không bình thường ở trẻ, một khi đã xuất hiện thì cần đưa đi khám.
Nếu thóp xuất hiện những biểu hiện này thì có thể sức khỏe con đang gặp vấn đề:
1. Thóp đóng sớm
Nếu thóp bị đóng cách thời gian nói trên 5, 6 tháng được cho là do thóp đóng sớm, có thể não bộ phát triển hoặc bình thường. Bác sĩ có thể đo chi tiết chu vi vòng đầu của trẻ, nếu chu vi vòng đầu thấp hơn giá trị bình thường và có các vấn đề về trí tuệ khác thì đó có thể là bệnh thiểu sản não, nếu chu vi vòng đầu bình thường thì hoàn toàn bình thường.
2. Chậm đóng thóp
Nếu trẻ chưa đóng thóp sau 18 tháng thì được cho là thóp đóng chậm. Đó có thể là biểu hiện của bệnh còi xương, ốm vặt hoặc cũng có thể là biểu hiện bình thường nhưng để an toàn nên cho con đi khám.
Nếu thóp của trẻ đóng quá muộn, có biểu hiện hộp sọ vuông và vòng đầu to ra thì hầu hết là biểu hiện của bệnh còi xương.
Nhìn chung, nếu thóp của trẻ đóng muộn mà chu vi vòng đầu bình thường, trí tuệ bình thường, phát triển không có vấn đề gì thì bình thường. Bởi có rất nhiều trẻ, thóp hoàn toàn đóng lại cho đến khi chúng được 2 tuổi.
3. Thóp quá to
Khi trẻ mới sinh thóp khoảng 1,5-2 cm, 6 tháng mới đạt 2,5-3 cm. Nếu trẻ mới sinh, thóp tăng nhanh đến 4-5 cm, nguyên nhân là do thóp quá lớn, phần lớn do não úng thủy hoặc còi xương bẩm sinh. Nếu là não úng thủy, hình dạng đầu của trẻ sẽ rất to, chu vi vòng đầu gấp 2-3 lần trẻ bình thường, thóp trước khó liền lại, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, nếu là còi xương bẩm sinh thì không chỉ thóp trước lớn, thóp sau của bé cũng sẽ rất lớn, và đường nối xương ở giữa thóp sẽ rộng hơn.
4. Thóp quá nhỏ
Nếu thóp của bé chỉ có kích thước bằng đầu ngón tay được đánh giá là thóp quá nhỏ.
Thóp có quá nhỏ hay không có thể được đánh giá bằng cách đo chu vi vòng đầu. Nếu chu vi đầu của trẻ bình thường thì dù thóp nhỏ hơn một chút cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ; nếu vòng đầu của trẻ quá nhỏ sẽ bị thấp kém đáng kể so với trẻ bình thường. Đó là bất thường và cần phải đưa con đi khám.
5. Thóp phồng lên
Thông thường thóp của trẻ có thể bị lõm xuống hoặc phẳng (sau 6 tháng thường phẳng hoặc hơi lõm).
Nếu thóp đột ngột phồng lên thì đó có thể là dấu hiệu bé bị sợ hãi. Nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt cao và vã mồ hôi thì có thể cơ thể trẻ đang bị mất nước, làm cho thóp trùng xuống. Hãy bù nước cho con ngay lập tức.