3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng

Làm sao để tắm cho trẻ an toàn trong mùa đông là băn khoăn của nhiều bà mẹ, bởi thời tiết lạnh rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 1

Những ngày này, các tỉnh phía Bắc nước ta bắt đầu bước vào đợt lạnh đầu tiên của mùa đông. Đây là thời điểm trẻ rất dễ bị bệnh về đường hô hấp do thời tiết lạnh nên ngoài việc luôn giữ ấm cho con, chú ý chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng thì việc tắm rửa cho trẻ cũng rất cần được các bà mẹ cẩn thận. 

Không chỉ cần để ý không gian nhà tắm của bé ấm áp, chuẩn bị sẵn đồ dùng vệ sinh đặc biệt cho con, mà đến thời điểm tắm cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Nếu tắm cho trẻ vào mùa đông mà không đúng lúc thích hợp, trẻ không chỉ dễ bị bệnh mà còn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm khôn lường.

Bé Xiaoqing (Trung Quốc) đã 3 tháng tuổi, cậu nhóc rất thích tắm và nghịch đồ chơi trong bồn tắm nhưng đường hô hấp của con không tốt, bé thường xuyên khạc sữa, nôn trớ trong lúc tắm, kết quả là cả chậu nước tắm đều bị bẩn. Kết quả là mẹ lại phải thay chậu nước khác để tắm cho bé, và quá trình này cứ lặp đi lặp lại khiến thời gian tắm rửa của con kéo dài. 

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 2

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu, nếu tắm không đúng cách vào mùa đông có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. (Ảnh minh họa)

Mẹ của Xiaoqing không còn cách nào khác đành phải đưa con đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân: “Nhóc con bị ốm hay là do mẹ đã tắm cho trẻ sai cách?”, cô thắc mắc.

Sau khi hỏi han tình hình để tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ đã đưa ra kết luận là cậu nhóc không có biểu hiện bất thường của sức khỏe, có thể là do mẹ đã tắm cho trẻ khi con vừa bú no nên xảy ra hiện tượng này. 

Lúc này, mẹ của Xiaoqing mới vỡ lẽ, thì ra là vì vào mùa đông, thời tiết khá lạnh nên sau khi con trai bú xong cữ vào buổi trưa, lúc này là thời điểm ấm áp nhất trong ngày nên đưa con đi tắm để phơi nắng, không ngờ đây lại là thời điểm sai lầm.

Không chỉ vấn đề này, còn có những sai lầm khác mà các bậc phụ huynh dễ mắc phải khi tắm cho bé vào mùa đông.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 3

Tắm cho con mỗi ngày

Khi bước vào mùa đông, nếu trẻ không bị nôn trớ sữa hoặc đi ngoài không quá bẩn thì không cần phải tắm hàng ngày.

Thời tiết lạnh hanh khô, da bé rất dễ khô, việc tắm hàng ngày sẽ khiến lượng ẩm bay hơi nhiều gây khô ngứa, mặc dù sạch sẽ nhưng có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da của bé. Thích hợp nhất là chỉ tắm cho con cách ngày trong mùa đông hoặc 2-3 lần một tuần.

Mùa đông, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng vẫn phải vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân. 

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 4

Vào mùa đông, không nhất thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 5

Tắm khi trẻ đang đói hoặc đang no

Trẻ không nên tắm rửa khi vừa uống sữa hay ăn dặm xong, không chỉ vì trẻ dễ bị nôn trớ mà còn liên quan đến cảm giác của cơ thể. Trẻ sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung, những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị ọc thức ăn.

Bé mới uống sữa xong hoặc ăn bổ sung, máu chủ yếu tập trung về hệ tiêu hóa để tham gia quá trình trao đổi chất, nếu tắm cho bé lúc này sẽ dễ khiến bé bị thiếu oxy trong thời gian ngắn.

Tương tự, nếu bé tắm lúc đói, cơ thể không đủ năng lượng và thể lực, bé sẽ cảm thấy chóng mặt cũng không tốt cho tim mạch, thời gian tắm chính xác là khoảng 1 giờ sau bữa ăn của con.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 6

Cha mẹ nên chú ý đến thời điểm tắm cho con, đặc biệt khi nên tắm khi bé đang đói hoặc mới ăn no xong. (Ảnh minh họa)

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 7

Thường xuyên tắm cho con trước khi đi ngủ

Tắm trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều gia đình, tuy nhiên thời điểm này cũng cần phải lưu ý, nhất là với trẻ nhỏ. Vừa tắm xong mà cho trẻ đi ngủ, hơi ẩm trên bề mặt cơ thể bé đã được lau sạch, thực chất lỗ chân lông vẫn còn mở, chân tóc còn hơi ẩm nên rất dễ bị cảm lạnh, nên tốt nhất hãy để con chơi 1 tiếng sau khi tắm và trước khi đi ngủ.

Việc tắm gội không chỉ có tác dụng làm sạch cơ thể mà còn giúp bé thư giãn, bố mẹ cần lưu ý thêm những chi tiết sau để biết đúng “giờ tắm” cho con.

Vậy làm sao vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm bớt "gánh nặng" cho cơ thể mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Về vấn đề này, hãy lắng nghe những chia sẻ dưới đây của chuyên gia để có thêm những thông tin hữu ích, cha mẹ nào cũng nên biết.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 8

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 10

Trời lạnh có nên tắm cho trẻ sơ sinh không?

Trời lạnh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho con, chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần là đủ. Những ngày không tắm, mẹ hãy dùng khăn ấm lau người, lau kỹ nách, bẹn, rửa sạch phần phụ để trẻ sạch sẽ.

Tuy thời tiết mùa đông lúc nào cũng rét, nhưng trong ngày có những khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất, và các mẹ nên “chớp” lấy để tắm cho con.

- Buổi sáng tốt nhất là vào khoảng 10 giờ đến 10 giờ 30.

- Buổi chiều từ 13 giờ tới 16 giờ.

- Tuyệt đối tránh tắm cho con vào buổi trưa (khoảng 11h-13h), và buổi sáng sớm, chiều tối vì trẻ dễ bị cảm lạnh, hoặc bị lạnh ngấm sâu vào cơ thể mà sinh ốm.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 11

Vào mùa đông, tắm cho trẻ sơ sinh trong thời gian bao lâu là hợp lý?

Trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng không nên tắm lâu hơn 10 phút mỗi lần, trẻ lớn hơn có thể tắm khoảng 15 phút, nhưng không quá 20 phút.

Vì phòng tắm là một môi trường tương đối khép kín, trẻ sơ sinh và người lớn rất dễ bị thiếu oxy sau khi ở trong một thời gian dài. Mặt khác, làn da của trẻ mỏng manh và sẽ bị tổn hại nếu bị ngâm nước lâu.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 12

Tắm cho bé thế nào để không bị ốm trong mùa đông?

Cách tắm đúng là:

- Rửa mặt cho con bằng khăn mềm, sạch. Lau mắt, mũi, tai cho con, nhưng đừng để nước vào mắt, mũi, tai làm trẻ sợ tắm.

- Mùa đông nên tắm/ lau từ dưới chân lên bụng con. Không nên cởi hết quần áo của con, hãy tắm /lau đến đâu cởi ở đó.

- Trẻ lớn có thể ngồi bồn/chậu tắm, lượng nước nên ngập đến giữa bụng, hoặc ngực. Vừa kỳ cọ, vừa dùng khăn bông dấp nước ấm lên lưng, ngực con để giữ ấm cơ thể.

Nên thử nhiệt độ của nước bằng mu bàn tay trước khi cho con tắm để đảm bảo nhiệt độ thích hợp, tránh việc quá nóng hoặc quá lạnh.

- Tắm xong quấn khăn bông dày vừa lau người, vừa giữ ấm cho con. Nên quấn khăn trên người trẻ, lau đến đâu thì mở khăn đến đó để giữ ấm cho trẻ).

- Lưu ý là lau mình cho con xong mới gội đầu - như thế giúp não bộ của con (và cả người lớn) kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể, bảo vệ bộ não. Gội đầu cho con nhanh và lau khô nhanh.

- Nên cho con mặc quần áo ấm ngay, tốt nhất là có máy sưởi, quạt sưởi thì hơ qua quần áo của con, rồi ủ vào khăn bông. Tắm xong cho con mặc sẽ không lạnh. Hoặc ấp quần áo vào người mẹ một lúc rồi mặc cho con.

- Không pha nước tắm nóng quá vì da con mỏng và nhạy cảm sẽ làm con sợ nước nóng. Trẻ 1 – 6 tuổi nếu nhà không có bồn tắm thì nên mua chậu to, thành cao để con ngồi vào nước dềnh lên phủ phần lớn cơ thể sẽ ấm hơn.

- Không để con tắm lúc đói, hoặc vừa ăn no, hoặc đang có dấu hiệu sốt và ốm nhẹ.

- Nếu con vừa ngủ dậy, hãy chờ tỉnh hẳn rồi hãy cho con tắm.

- Sau khi tắm xong nhớ đổ hết nước trong chậu và lau khô sàn nhà. Thực tế bệnh viện đã có nhiều ca em bé tự vào nhà tắm, ngã vào thau nước mà không tự thoát được dẫn tới ngưng thở, di chứng não… rất nguy hiểm.

3 sai lầm phổ biến khi tắm cho trẻ trong mùa đông, chuyên gia tư vấn cách tắm đúng - 13

Chuyên gia có lời khuyên nào cho cha mẹ để giúp trẻ khỏe mạnh, tránh ốm vặt trong mùa đông?

Cho trẻ đi tiêm phòng: Đưa con đi tiêm phòng cúm khi mùa lạnh đến. Không nên lơ là bệnh cúm vì nó có thể kéo theo những rắc rối khác khiến con cần phải nhập viện. 

Dạy con rửa tay đúng cách: Hành động rửa tay sẽ giúp ngăn chặn được các mầm bệnh có thể trở thành mối đe dọa cho con. Điều quan trọng là dạy trẻ làm thế nào để rửa tay đúng cách. Bạn cần phải chắc chắn bé có sử dụng xà phòng và chà đủ lâu.

Bảo vệ đường hô hấp cho bé: Mùa đông, cơ quan hô hấp thường phải tiếp xúc với không khí lạnh giá. Khi mũi gặp trục trặc, không sưởi ấm được không khí đi vào cơ thể thì cả hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Ngạt mũi là một trong những hiện tượng phổ biến và thường hay gặp ở bé sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ. 

Dinh dưỡng khoa học, bổ sung năng lượng cho trẻ: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng để giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng bệnh. Để có chế độ ăn uống đảm bảo cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, vitamin và khoáng chất để cung cấp đủ năng lượng và tăng sức đề kháng cho các bé. 

Trong mùa đông cũng nên duy trì thói quen uống nước cho bé, giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị táo bón…

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)