Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ gây ra các tình trạng khó thở, tức bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa... Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, hơn 90% trẻ sơ sinh có thói quen nằm sấp. Đây là tư thế được tạo thành khi trẻ còn trong bụng mẹ giúp trẻ có cảm giác an toàn, được bảo vệ.
Các bác sĩ nhi khoa cũng đã nhiều lần khuyên các bậc cha mẹ rằng, nên đặt trẻ sơ sinh ở tư thế nằm sấp trong ngày, có thể để bé nằm sấp trên giường và tập tự ngóc đầu lên. Nói chung, cha mẹ có thể thực hiện hoạt động này khi trẻ được khoảng 1 tháng tuổi. Những em bé nhỏ hơn có thể nằm trên cơ thể của cha mẹ.
Trên thực tế, tư thế nằm sấp được đánh giá là tư thế có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lợi ích khi trẻ nằm sấp chỉ đạt được khi tập cho trẻ đúng cách.
Vậy nên cho trẻ nằm sấp như thế nào để đạt được lợi ích tốt nhất? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc về vấn đề này, cha mẹ có thể tham khảo nhằm giúp con phát triển tốt hơn.
Những lợi ích khi tập cho bé nằm sấp đúng cách
Theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp có thể tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau, giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…
Tăng khả năng vận động
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã được rèn luyện nằm sấp nhờ sự hỗ trợ của nước ối và bánh nhau. Vì vậy, ngay sau khi chào đời, nhiều trẻ sơ sinh thích được nằm sấp hơn nằm ngửa.
Nằm sấp sẽ giúp chân tay trẻ có thể khua khoắng, lớn hơn chút con trườn, choài, với, di chuyển, tập bò, chống tay... điều này hỗ trợ tối đa khả năng vận động của trẻ.
Khi trẻ nằm sấp, trẻ sẽ cố gắng nhìn lên phía trước để cơ cổ và lưng được tăng cường khi sử dụng nhiều lần. Lăn lộn, ngồi dậy và bò đều đòi hỏi sự vận dụng của các cơ này trong tương lai. Vì vậy, nhiều người cho rằng, bé được rèn luyện tư thế nằm sấp vững chắc thì sự phát triển vận động cơ sẽ tốt hơn trong tương lai.
Nhiều trẻ sơ sinh thích nằm sấp vì tư thế được tạo thành khi trẻ còn trong bụng mẹ giúp trẻ có cảm giác an toàn, được bảo vệ.
Thúc đẩy phát triển trí não
Cơ thể chúng ta luôn được kết nối chặt chẽ với não bộ, và đối với trẻ em cũng vậy, khi khả năng linh hoạt giữa cổ, vai, lưng và tay thành thạo cùng với thị giác phát triển chính là tiền đề giúp não bộ trẻ phát triển.
Khi nằm sấp, một phản xạ tự nhiên của trẻ là nhổm đầu, sau khi nhổm được đầu trẻ sẽ tìm cách xoay người để được nhìn xung quanh, điều này sẽ giúp cho xương sống trẻ vận động phát triển.
Bởi xương sống là nơi truyền thông tin lại não bộ trẻ, trẻ càng hoạt động bộ phận này nhiều, não bộ trẻ càng nhận được nhiều thông tin dẫn tới kích thích hai bán cầu não, thúc đẩy trí não phát triển hiệu quả hơn.
Kích thích phát triển thị giác
Khi nằm sấp, sự tò mò của trẻ về mọi vật xung quanh càng được dâng cao hơn, vậy nên trẻ sẽ tìm cách trườn, với đồ vật, giúp trẻ cải thiện tầm nhìn, phát triển thị giác mạnh mẽ. Điều này cũng kích thích con vận động, nằm nghiêng, nhìn xung quanh để có thể nhìn thấy nhiều vật hơn.
Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi, mẹ hãy trang trí phòng ngủ của trẻ với nhiều đồ vật, tranh ảnh nhiều màu sắc để kích thích thị giác của trẻ.
Trẻ sơ sinh sau 2-3 tuần, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp để phát triển cơ cổ, cánh tay, vai, đặc biệt là hộp sọ.
Giúp bé tiêu hóa tốt hơn
Việc nằm sấp với trẻ không những không gây khó chịu mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nằm sấp vận động nhiều hơn vì vậy, nhu động ruột cũng hoạt động tốt hơn, hệ tiêu hóa vì thế cũng được cải thiện chứng táo bón táo ở trẻ, trẻ nhanh đói, ăn ngon hơn.
Tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và bé
Một nghiên cứu mới nhất về não bộ đã chỉ ra rằng sự tương tác sớm với trẻ thông qua những hoạt động thường ngày có vai trò phát triển trí thông minh và cảm xúc của bé.
Trẻ sơ sinh còn tương đối nhỏ nên khi nằm sấp cần được chú ý, quan sát và bảo vệ từ cha mẹ, cách tiếp cận mặt đối mặt này có thể thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ.
Vậy cho trẻ nằm sấp thế nào mới đúng?
Trẻ sơ sinh sau 2-3 tuần, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp để phát triển cơ cổ, cánh tay, vai, đặc biệt là hộp sọ. Hoạt động này thực tế là bản năng sinh tồn tự nhiên sẽ giúp trẻ nhanh thích ứng với tư thế mới trong quá trình phát triển nhanh kỹ năng vận động sau này.
Vậy nên cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy chú ý quan sát và bảo vệ con, điều chỉnh lại tư thế cho bé khi cần thiết.
Khi mới tập cho trẻ nằm sấp, mẹ nên cho nằm từ 1-2 phút, sau đó tăng dần thời gian nằm sấp cho tới khi trẻ có thể tự mình lẫy được.
Khi bé phát triển tốt hơn, cha mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ nằm sấp khoảng 5-10 phút mỗi ngày, cố gắng kiên trì ở bên động viên, thu hút trẻ bằng những món đồ chơi nhỏ để hướng dẫn trẻ nhìn lên. Để đồ chơi gần bé, giúp bé choài, với và khám phá thế giới xung quanh.
Khi nằm sấp, một phản xạ tự nhiên của trẻ là nhổm đầu, sau khi nhổm được đầu trẻ sẽ tìm cách xoay người để được nhìn xung quanh, điều này sẽ giúp cho xương sống trẻ vận động phát triển.
Mẹ có thể cùng bé đọc truyện, xem hình khi bé nằm sấp. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ, thị giác và gắn kết tình mẫu tử, phụ tử.
Cho bé chơi cùng một số trò chơi như soi gương, rung lắc đồ vật, đẩy xe chạy để phát triển khả năng ngôn ngữ, vận động.
Mẹ cũng có thể thay đổi tư thế nằm sấp của trẻ sơ sinh như: cho bé nằm trên mặt phẳng hoặc nằm trên đùi, trên lòng mẹ. Khi mẹ cho bé nằm sấp trên người, hãy nói chuyện vui vẻ, âu yếm bé khiến bé cảm thấy thích thú với tư thế này hơn.
Cha mẹ nên lưu ý gì khi tập cho bé nằm sấp?
Trong quá trình tập cho bé nằm sấp, cha mẹ nên chú ý 2 điều cơ bản sau:
Không nên cho bé nằm sấp sau khi bú no
Mặc dù nằm sấp mang lại nhiều lợi ích cho bé nhưng nếu không đúng thời điểm có thể khiến bé quấy khóc, đau tay chân, tức bụng. Tốt nhất nên tránh giai đoạn ngay sau khi cho bú, vì việc ép bụng có thể khiến trẻ dễ ọc sữa.
Cũng cần tránh giai đoạn trước khi trẻ đi ngủ, nếu không sẽ không có tâm trạng nhìn xung quanh khi trẻ cáu gắt.
Cha mẹ nên kiên trì
Lúc đầu, trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể khóc vì chưa quen với tư thế này. Cha mẹ không nên quá lo lắng, có thể bắt đầu với tư thế nằm sấp trên người bố hoặc mẹ, từ từ chuyển sang nằm trên đùi, và cuối cùng là đặt bé trên sàn nhà hoặc trên giường.
Ngoài tra, không nên đeo bao tay, chân khi trẻ nằm sấp để con có thể cảm nhận mọi vật một cách “thật” nhất, điều này giúp phát triển xúc giác ở trẻ.
Nếu bé cảm thấy khó chịu khi nằm sấp, mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế cho con.