Bắp (ngô) là một trong số các loại ngũ cốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Trong thành phần của bắp có chứa đầy đủ các giá trị dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B1, vitamin B5, chất xơ, axit folic, protein, đường, chất béo, sắt, canxi, magie, phốt pho, kẽm, axit béo không bão hòa…
Bà bầu ăn bắp được không? (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn bắp được không?
Bà bầu ăn bắp sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích khác nhau dành cho sức khỏe như:
- Hỗ trợ làm giảm và ngăn ngừa khuyết tật thai nhi: Folate là chất quan trọng để giúp ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và nguy cơ sảy thai. Trong đó, ngô rất giàu thành phần folate, mẹ ăn ngô thường xuyên có thể không cần phải bồi bổ những viên thuốc folate mà thai nhi vẫn có thể khỏe mạnh và tự tổng hợp tế bào mới được.
- Hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón: Một trong những lợi ích của việc ăn ngô là giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón. Lý do là chất xơ trong bắp ngô là chất xơ hòa tan, rất có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi và ruột già. Những vi khuẩn có lợi này có thể cung cấp nguồn năng lượng cho tế bào ruột, từ đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
- Tốt cho bà bầu bị tiểu đường: Theo các nghiên cứu cho thấy, ăn bắp ngô thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chất xơ cũng có thể làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó có thể giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
- Hỗ trợ sự phát triển não bộ: Vitamin B1 là thành phần giúp acetylcholine - một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ hoạt động tốt nhất, làm giảm mệt mỏi đầu óc và suy giảm trí nhớ hoặc stress ở phụ nữ mang thai.
- Hỗ trợ cho mắt và thị lực: Bắp ngô cũng chứa thành phần beta-carotene và folate, giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng, có liên quan đến tuổi tác. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, beta-caroten trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, tỷ lệ cao hơn nhiều so với những loại rau củ khác.
Ngô và ngô luộc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu. (Ảnh minh họa)
- Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch: Thành phần dinh dưỡng trong bắp có thể tạo ra cơ chế tiêu diệt các cholesterol có hại trong cơ thể. Không những thế, lượng vitamin B cũng giúp làm giảm homocysteine – nguyên nhân phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Hỗ trợ làm đẹp da: Ăn cháo ngô hoặc dùng bột bắp để đắp mặt nạ cũng là cách làm đẹp được áp dụng từ lâu đời, mang đến nhiều hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng có trong bắp ngô sẽ hạn chế tối đa các triệu chứng nám da, đen sạm, nổi mụn của bà bầu ở các vùng cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân sau sinh: Cùng lượng chất xơ dồi dào và các khoáng chất thiết yếu như Magie, Vitamin E sẽ có khả năng ngăn ngừa mỡ tích tụ trên cơ thể. Các chất béo trong thành phần ngô gồm 29.5 mg axit béo omega - 3 và 961 mg axit béo omega - 6. Đây đều là những chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, đặc biệt không chứa muối hoặc natri nên hoàn toàn thích hợp có trong thực đơn ăn kiêng của mẹ sau sinh.
Bà bầu ăn ngô nếp luộc có tốt không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong khoảng 100g ngô ngọt chỉ chứa khoảng 86 kcal calo. So với ngô tím, ngô nếp thì ngô ngọt có lượng calo thấp hơn. Vì thế, ngô ngọt thường được dùng để giảm cân. Tuy nhiên, ngô nếp lại được xếp vào sản phẩm thấp hơn.
Bà bầu có thể ăn ngô nếp hoặc ngô ngọt tùy theo sở thích và sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Bởi trong ngô nếp có hàm lượng chất xơ cao gấp 3,7 lần so với ngô ngọt và hàm lượng amylopectin cũng cao hơn, có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Do vậy, ngô nếp thường khá thích hợp với những mẹ bầu đang gặp phải khó khăn trong hệ tiêu hóa. Tùy vào cơ thể và sức khỏe bản thân, mẹ bầu cũng có thể chọn những loại ngô phù hợp nhất với mình.
Bà bầu ăn bắp rang được không?
Việc bà bầu ăn bắp luộc được không hoặc bà bầu ăn bắp rang được không cũng không làm mất đi công dụng của bắp ngô. Tuy nhiên, với loại bắp rang bơ mẹ không nên ăn quá nhiều do trong sản phẩm này có chứa nhiều loại gia vị không tốt cho sức khỏe như muối, caramel và bơ.
Khi ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, trong khi dư thừa đường cũng có thể dẫn tới một số vấn đề khác về sức khỏe. Vì thế, nếu ăn ngô rang, mẹ chỉ nên ăn ngô rang bình thường hoặc ngô rang lạt (bỏng ngô) thôi nhé.
Bắp ngô rất tốt cho mẹ bầu nhưng một số chị em bị tiểu đường, viêm đại tràng, mắc các bệnh về tiêu hóa hoặc dị ứng với bắp cũng nên hạn chế ăn để tránh gây tổn hại dành cho sức khỏe.