Gia đình chị Tử Du hiện đang sinh sống tại Trung Quốc, sau khi sinh con vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị có nhờ mẹ chồng đến chăm sóc cháu, vì được nhìn thấy cháu mỗi ngày nên mẹ chồng chị cũng rất vui.
Mẹ chồng chị Tử Du thường vỗ lưng hoặc đung đưa để ru cháu nên bé cũng dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Từ khi có mẹ chồng giúp đỡ, chị Tử Du cũng có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình hơn.
Nhưng cho đến một hôm, có một điều luôn khiến chị Tử Du cảm thấy hơi kỳ lạ, đột nhiên phát hiện thấy đứa bé bắt đầu quấy khóc, không chỉ hôn mê mà còn kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục, điều này khiến chị rất lo lắng và muốn đưa con đến bệnh viện.
Tuy nhiên, mẹ chồng cho rằng có thể bé chỉ bị cảm lạnh, ở nhà cũng có thể chăm sóc, cho bé uống nhiều nước là có thể cải thiện tốt. Vì mẹ chồng có nhiều kinh nghiệm nên Tử Du cũng nghe theo bà, vì vậy bé đã bị trì hoãn thêm vài ngày, nhưng sau đó chị Tử Du nhận thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, nên lần này quyết định đưa con đến bệnh viện để thăm khám.
Sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn cẩn thận, cháu bé được chẩn đoán là bại não, nguyên nhân được xác định là do trong quá trình chăm sóc, người thân đã vỗ lưng hoặc rung lắc bé quá mạnh, tình trạng này lặp lại và kéo dài trong một thời gian, nên vô tình làm tổn thương đến não bộ của trẻ.
Tình trạng này của bé có được điều trị tốt nếu phát hiện và thăm khám kịp thời. Sau khi nhận được kết quả chị Tử Du ân hận vì không đưa con đến bệnh viện thăm khám sớm hơn.
Bé 8 tháng tuổi vì được chăm sóc không đúng cách, nên vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe con. (Ảnh minh họa)
Vậy sao động tác đung đưa tưởng chừng như rất bình thường này lại gây hại cho em bé? Các bác sĩ cho biết, cơ thể trẻ chưa trưởng thành, não bộ phát triển nhanh trong giai đoạn sơ sinh, chiều dài và trọng lượng toàn bộ đầu chiếm khoảng 1/4 chiều dài cơ thể và trọng lượng cơ thể, ngoài ra nền sọ của bé cũng tương đối phẳng, não không được cố định tốt, và cổ đỡ đầu cũng mềm, dễ tổn thương.
Trong trường hợp này, nếu bố mẹ lắc trẻ mạnh hoặc lắc trẻ với tần suất cao trong thời gian dài có thể khiến cấu trúc mô não của bé bị chèn ép, mô não và hộp sọ va chạm qua lại, từ đó gây ra các bệnh về não.
Trên thực tế, mục đích của người già và người mới làm bố mẹ đều giống nhau, họ đều mong con cái lớn lên an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số thói quen cũ có thể không còn phù hợp với xã hội hiện đại, vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe con.
3 sai lầm mẹ dễ mắc khi chăm sóc trẻ, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Mặc quần tất có thể làm cho chân của trẻ thẳng
Một số bậc phụ huynh cho rằng trẻ mặc quần tất thường xuyên có thể tăng độ dẻo dai, chân phát triển thẳng hơn.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển, nếu cho con mặc quần tất quá chật có thể dẫn đến tình trạng lệch khớp háng khi phát triển, chèn ép chân cũng có thể dẫn đến tổn thương da, thiếu máu cục,… thậm chí ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất.
Trên thực tế, hầu hết trẻ em trước 8 tuổi đều có chân hình chữ O hoặc chân hình chữ X, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng mà vội điều chỉnh, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.
Nếu mua quần tất cho bé bố mẹ nên đọc kỹ các thông số trên bao bì, quan tâm đến chiều dài, tỷ lệ cân nặng của bé, kiểm tra về độ giãn ngang nơi phần hông và đùi, tránh gây cảm giác khó cịu hay quần quá dài sẽ bị kéo trũng xuống, vướng víu và bất tiện cho con khi nô đùa.
Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh nên cần được chăm sóc đặc biệt.
Giữ con quá ấm hoặc quá lạnh
Có nhiều bố mẹ giữ con quá ấm, trong khi đó một số khác lại làm điều ngược lại. Nếu bé bị lạnh, cơ thể bé sẽ phải đốt cháy thêm ca-lo để tăng nhiệt độ cơ thể, trong khi lượng ca-lo đó có thể được dùng để tăng cân một cách lành mạnh.
Bố mẹ cần biết rằng dựa vào tay chân bé để biết được bé đang lạnh hay nóng có thể không chính xác bởi trẻ sơ sinh chưa có được sự tuần hoàn máu tốt.
Nhiệt độ phù hợp trong nhà phụ thuộc vào từng mùa trong năm nhưng nói chung nhiệt độ thoải mái cho bé là từ 20 đến 22 độ C.
Nhai thức ăn trước khi cho trẻ ăn
Đây là thói quen cũ được bác sĩ khuyến khích nên tránh tuyệt đối, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ. Sức đề kháng của trẻ không tốt bằng người lớn, nếu nhai thức ăn trước khi cho trẻ ăn, nhiều vi khuẩn trong miệng của người lớn ít ảnh hưởng đến bản thân nhưng nếu lây sang bé có thể gây tiêu chảy, viêm loét miệng,… thậm chí có thể lây các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B.
Đồng thời, việc bé ăn thức ăn mà bố mẹ nhai lâu, bé ít cắn và nhai khi ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ tiêu hóa mà còn có thể ảnh hưởng đến việc rèn luyện cơ nhai và cơ miệng, dẫn đến phát âm không rõ ràng và chậm nói.
Bố mẹ nên giữ ấm cho con đúng cách tùy theo mùa, không nên giữ con quá nóng hoặc quá lạnh.
Những điều cơ bản cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, để bé phát triển khỏe mạnh
Bế ẵm con đúng cách
Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể.
Việc bé được ôm chặt trong vòng tay mẹ tạo cho bé cảm giác an toàn. Việc ôm con vào lòng, nựng bé nhẹ nhàng, âu yếm con, khi nói nhìn thẳng vào mặt con thực sự là những điều trẻ cần và có lợi cho trẻ.
Trước khi bế bé, bố mẹ nên rửa tay sạch sẽ và tháo hết các vòng đeo tay để tránh làm trầy xước làn da non nớt của bé. Sau đó, nên xoa hai tay với nhau để tạo độ ấm rồi mới bế bé.
Trong khi bế bé, động tác của bạn cần nhẹ nhàng, dịu dàng, nên nhìn vào mắt bé và mỉm cười, tránh đung đưa hay rung lắc mạnh. Ngay cả khi bé khóc, mẹ đừng tỏ ra mất bình tĩnh khiến động tác trở nên quá nhanh, quá mạnh. Hầu hết các bé sơ sinh đều thích được mẹ bế với sự bình tĩnh, dịu dàng vì như vậy bé mới thấy cảm giác an toàn.
Việc bé được ôm chặt trong vòng tay mẹ tạo cho bé cảm giác an toàn.
Khi chưa được 2-3 tháng, phần cổ của bé rất yếu, không có sức nâng đầu dậy. Vì vậy, mẹ cần chú ý hỗ trợ cho phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc đặt bé xuống.
Khi bé tỏ ra thích thú với trò chơi nào đó, sau khi kết thúc trò chơi, bạn nên bế bé trong một khoảng thời gian để bé được được yên tĩnh, thư giãn sau khi tinh thần đã ở trạng thái phấn khích.
Chú ý vệ sinh cơ thể cho con
Vệ sinh cho bé đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về da. Tăng cường tuần hoàn da và giúp sự bài tiết da được dễ dàng hơn và đem lại sự thoải mái cho trẻ.
Làn da trẻ sơ sinh rất mềm mại, mỏng manh, nhạy cảm. Do tuyến bài tiết mồ hôi chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh dễ mất cân bằng pH da. Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém, trẻ sơ sinh ít có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nên da bé rất dễ bị nhiễm trùng, tổn thương. Vì vậy, vấn đề chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ sơ sinh rất quan trọng.
Nếu bố mẹ biết thực hiện đúng cách, điều đó không chỉ giúp giữ sạch da cho bé, loại trừ các chất bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, phòng ngừa bệnh về da mà còn ngăn chặn sự bội nhiễm có thể gây nguy hiểm cho con.
Kịp thời thay tã lót
Làn da của trẻ sơ rất mỏng manh và nhạy cảm, thêm vào đó, tần suất đi vệ sinh cũng khá nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ nên theo dõi và thay bỉm kịp thời để hạn chế nguy cơ chất thải bám lâu trên da khiến con khó chịu, quấy khóc, ngủ không yên.
Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.
Vệ sinh cho bé đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về da.
Hãy hát ru cho con ngủ
Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.
Một nghiên cứu về trẻ sinh thiếu tháng đã cho thấy sức mạnh đặc biệt về giọng nói của cha mẹ, việc hát ru con đối với sự phát triển của bé.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, hát ru con có thể làm nên những điều kì diệu, từ giữ được sự yên bình trong trái tim bé nhỏ đến cải thiện nhịp thở đều đặn của bé, thậm chí nó còn kích thích bé ăn ngon hơn.
Ngoài ra, giai điệu nhẹ nhàng, du dương của các bài hát ru mang lại cảm giác an toàn và yên bình cho sự nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Nhiều nhà nghiên cứu còn tin rằng, khi bé còn nhỏ, dây thần kinh âm thanh của bé được phát triển nhiều nhất. Sau đó mới đến những hình ảnh hoặc lời nói. Từ khi sinh ra nếu bé được tiếp xúc nhiều với âm nhạc thì hệ thần kinh sẽ phát triển nhanh nhạy, nhất là trong những năm đầu đời.