Khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm bé bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới, giai đoạn bé ăn dặm. Đã có rất nhiều tranh luận xung quanh việc không ít các quan niệm sai lầm mà các mẹ áp đặt lên con, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đồng thời, nhiều bà mẹ mới làm quen chưa có kinh nghiệm trong việc chế biến thức ăn dặm, đôi khi có thể do sơ ý mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí có thể gây tai nạn, do đó các mẹ nên cẩn thận tránh mắc sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ như trường hợp dưới đây.
Cách đây không lâu, chị Lý sinh sống tại Trung Quốc, cho đứa con 8 tháng tuổi của mình đến bệnh viện, đứa bé nhìn thấy bác sĩ liền khóc to, khiến chị Lý lo lắng. Bác sĩ đã phải xoa dịu cảm xúc và tìm hiểu nguyên nhân vì sao cô bé khóc.
Hóa ra hôm đó cháu bé bắt đầu quấy khóc sau khi ăn thức ăn bổ sung do mẹ nấu, lúc đầu chị Lý cho rằng cháu bé không thích đồ ăn do cô làm nên chống đối, nhưng càng về sau cháu càng khóc nhiều hơn và mãnh liệt hơn, chị Lý nhận thấy rằng tình hình không ổn nên đưa con đến bác sĩ thăm khám.
Sau khi bác sĩ kiểm tra kỹ càng, phát hiện thực quản của cháu bé bị bỏng, bác sĩ lập tức khẩn trương xử lý, nhưng vì vết bỏng còn nhẹ nên bác sĩ không tiến hành điều trị lâu dài.
Chị Lý không ngờ món ăn mà mình làm lại gây ra rắc rối lớn cho con, nghĩ đến nỗi đau mà con phải chịu và tự trách mình. Sự thật là chị Lý có thói quen nghe điện thoại trong lúc đang nấu đồ ăn cho con, vì cảm xúc vui buồn lẫn lộn nên quên mất để cháo nguội mới đút cho con, vô tình cho con ăn cháo nóng khiến thực quản của trẻ bị bỏng.
Để tránh xảy ra tình huống tương tự như trên, các bác sĩ khuyến cáo dưới đây là những sai lầm mẹ dễ mắc, mẹ không nên làm khi cho bé ăn dặm.
Cho trẻ ăn thức ăn quá nóng
Trong thời kỳ trẻ ăn dặm, nhiều mẹ sẽ chế biến thức ăn dạng lỏng cho bé, thức ăn dạng lỏng như vậy sẽ tiện cho bé ăn và dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, một số phụ huynh lần đầu làm cha mẹ chưa có nhiều khi nghiệm nên thường không chú ý đến nhiệt độ thức ăn của con, vô tình cho trẻ ăn thức ăn quá nóng tuy điều này rất dễ gây bỏng miệng và ruột của trẻ.
Do đó, khi cho con ăn, tốt nhất mẹ nên thử nhiệt độ của thức ăn trước vì rất có thể sẽ nóng hơn những gì mẹ tưởng tượng.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm bé bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới, giai đoạn bé ăn dặm, đây là thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Nêm gia vị theo tiêu chuẩn của người lớn
Đây là sai lầm mà các chuyên gia cảnh báo nhiều bà mẹ mắc phải, với quan điểm có thêm một chút gia vị sẽ giúp con ăn ngon hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên nấu thức ăn cho con theo tiêu chuẩn của người lớn.
Khi các mẹ chuẩn bị những bữa ăn dặm cho con, như thói quen thông thường sẽ cho thêm gia vị vào để món ăn thêm đậm đà hấp dẫn. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến chủ quan của người lớn. Và điều quan trọng hơn, gia vị không chỉ không thực sự cần thiết trong lúc này mà còn cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ.
Bởi trẻ ở thời kỳ ăn dặm dạ dày của bé tương đối mỏng manh và khả năng chịu đựng giữa dạ dày của người lớn và trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, khi làm thức ăn cho con, mẹ không nên nấu theo tiêu chuẩn khẩu phần ăn của người lớn, vì điều ảnh dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ.
Cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh
Một số bà mẹ vì tiết kiệm và không muốn lãng phí nên thường có thói quen cất thức ăn còn dư của con ngày hôm trước và cho bé tiếp tục ăn vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc làm này không được các chuyên gia khuyến cáo vì tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Khi cho con ăn, tốt nhất mẹ nên thử nhiệt độ của thức ăn trước vì rất có thể sẽ nóng hơn những gì mẹ tưởng tượng.
Trên thực tế, tủ lạnh là nơi bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm đồ sống và chín, vì vậy tủ lạnh được xem là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Do đó, nếu mẹ thường xuyên cho trẻ ăn thức ăn qua đêm bảo quản trong tủ lạnh sẽ gây ra tình trạng co thắt dạ dày, có thể khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy do vi khuẩn phát triển quá mức.
Sắp xếp chế độ ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo, một số cha mẹ vì mong muốn con lớn nhanh hơn nên thường chú trọng đến dinh dưỡng mà không chú ý đến chế độ dinh dưỡng đó có phù hợp với hệ tiêu hóa, dạ dày của trẻ hay không, do đó đây là sai lầm mà nhiều bà mẹ mắc phải.
Hệ tiêu hóa của trẻ em bao gồm nhiều cơ quan phối hợp với nhau để chuyển hóa thức ăn, chất lỏng khi trẻ ăn và uống, đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người trưởng thành, vì vậy, việc nắm bắt những đặc điểm này sẽ giúp cha mẹ quản lý tốt hơn vấn đề tiêu hóa của trẻ.
Khi trẻ ở các giai đoạn khác nhau, khả năng tiêu hóa của lá lách và dạ dày sẽ khác nhau, vì vậy mẹ phải sắp xếp chế độ ăn uống phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé. Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có nhịp sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Một số em bé có thể đã thích nghi với thức ăn dạng cứng, và một số em bé chỉ có thể tiêu hóa thức ăn dạng lỏng. Vì vậy, các mẹ nên chú ý đến việc tiêu hóa của con mình và sắp xếp chế độ ăn phù hợp với trẻ, không nên tham khảo người khác một cách mù quáng.
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên sử dụng thức ăn qua đêm cho bé ăn dặm vì tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Không tuân thủ nguyên tắc an toàn
Những mẹ có con nhỏ hiện thường tự nấu thức ăn cho bé ăn dặm ở nhà chắc chắn sẽ thơm ngon, dinh dưỡng hơn hẳn các loại bột chế biến sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy tắc an toàn, nguy cơ “ô nhiễm” thực phẩm cho bé sẽ cao hơn. Vì vậy, dù gấp rút thế nào, khi làm thức ăn cho con, trước hết các mẹ phải tuân thủ nguyên tắc an toàn.
Ví dụ, khi nấu thức ăn cho con, nhiệt độ thức ăn phải được kiểm soát tốt, bởi đường ruột của trẻ tương đối mỏng manh, nếu nhiệt độ quá cao rất dễ bị bỏng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng, tốt nhất không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, hãy đợi đến khi trẻ ăn được cơm, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn hãy cho những nguyên liệu này vào sau.
Lựa chọn những nguyên liệu không tươi ngon
Trong việc lựa chọn thực phẩm nấu ăn cho con, các mẹ cố gắng lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon để bé không bị rối loạn tiêu hóa do nguyên liệu bị thiu sau khi ăn. Các mẹ cũng cần chú ý hơn đến khâu vệ sinh nguyên liệu, tuy nhìn nguyên liệu sạch sẽ nhưng mắt thường vẫn không thể nhìn thấy được lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư và một số tác nhân hóa học.
Các mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc khoa học và dần dần giúp trẻ thích nghi với việc ăn dặm, để chăm sóc tốt hơn cho lá lách và dạ dày của trẻ, giúp trẻ phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.
Khi chuẩn bị nguyên liệu để làm thức ăn cho con là công đoạn đòi hỏi nhiều công sức, do đó mẹ không nên ham lam sự tiện lợi hay ham thành quả. Hãy tuân thủ các nguyên tắc khoa học và dần dần giúp trẻ thích nghi với việc ăn dặm, để chăm sóc tốt hơn cho lá lách và dạ dày của trẻ, giúp trẻ phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.