Mùa thu đông có nhiều hoa quả, thời điểm này nhiều bậc phụ huynh sẽ mua nhiều hoa quả cho con ăn vì nghĩ rằng có thể bổ sung lượng vitamin và dưỡng chất còn thiếu trong cơ thể.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như trường hợp trong câu chuyện sau đây. hưởng thời tiết lạnh giá ngày thu đông
Cậu bé Chenchen 3 tuổi, hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Trung Quốc, cậu bé luôn thích ăn dưa hấu từ khi còn nhỏ, đặc biệt sau khi đến siêu thị, cậu bé đã đi thẳng vào khu trái cây và chọn một quả dưa hấu, lê, dưa đỏ, ... mà mình thích ăn. Mẹ Chenchen nghĩ, dù sao đứa trẻ thích ăn thì cứ để con ăn nhiều hơn, ăn trái cây vừa tốt cho cơ thể vừa bổ dưỡng.
Tuy nhiên, kể từ khi ăn quá nhiều trái cây, Chenchen không hề tỏ ra thích ăn uống, ngay cả những món ăn vặt mà cậu bé thích cũng chỉ là cắn hai miếng rồi bỏ xuống.
Đặc biệt, Chenchen có hiện tượng bị tiêu chảy và nôn mửa. Mẹ của Chenchen đã ngay lập tức đưa con đến bệnh viện, sau khi kiểm tra thì phát hiện Chenchen bị viêm dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và chuyển hóa thức ăn, khiến thức ăn bị tích tụ lâu ngày.
Bác sĩ giải thích rằng dưa hấu, lê và một số loại trái cây khác có tính hàn, nhất là hiện nay thời tiết càng ngày càng lạnh, ăn quá nhiều trái cây có tính hàn vào thời điểm này sẽ có thể gây hại cho sức khỏe của lá lách và dạ dày. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, chuyển hóa nước và dinh dưỡng trong cơ thể.
Sức đề kháng và hệ tiêu hóa của trẻ dưới 3 tuổi vẫn còn yếu, do đó cha mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm mà trẻ bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Ngoài ra, đối với trẻ dưới 3 tuổi bác sĩ nhắc nhở các bậc phụ huynh nên hạn chế con ăn những loại thực phẩm sau.
Những món ăn bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều
Bánh snack
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh snack như khoai tây chiên, tôm, ... và là món ăn yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh mặc dù biết những món ăn vặt này không tốt cho sức khỏe nhưng vì thương con, nên đôi khi sẽ mềm lòng mà chiều theo sở thích của các bé.
Tuy nhiên, những món ăn vặt nhỏ này cũng chứa rất nhiều chất phụ gia. Một gói snack 35g có thể chứa đến 2,5 thìa dầu. Nếu mỗi ngày ăn một gói snack thì một năm, cơ thể của bé đã hấp thu khoảng 5 lít dầu.
Trẻ nhỏ ăn thường xuyên snack sẽ gây hại cho sức khỏe của lá lách và dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng tích tụ thức ăn.
Thêm vào đó, snack được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Trẻ nhỏ ăn thường xuyên snack sẽ gây hại cho sức khỏe của lá lách và dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng tích tụ thức ăn.
Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5% đến 10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp.
Bánh ngọt
Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy,… tưởng chừng như sẽ bồi bổ cơ thể cho trẻ, nhưng thực chất những thực phẩm này được chứa nhiều đường lớn và tốc độ làm đầy dạ dày nhanh.
Trong khi đó, thể tích dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, nếu ăn một lượng lớn bánh ngọt có thể chiếm chỗ của cơm và thức ăn trong dạ dày, khiến trẻ không còn hào hứng với bữa ăn chính, sinh ra tình trạng trẻ biếng ăn.
Ngoài ra, một số loại bánh ngọt có sử dụng nhiều chất bảo quản khác nhau, nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe lá lách và dạ dày của trẻ.
Đặc biệt, ăn nhiều đồ ngọt còn có thể dẫn đến chứng “nghiện đường” ở trẻ, có thể gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương quá mức khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy,… tưởng chừng như sẽ bồi bổ cơ thể cho trẻ, nhưng thực chất những thực phẩm này được chứa nhiều đường lớn và tốc độ làm đầy dạ dày nhanh.
Nước ép trái cây
Các bác sĩ cũng khuyến cáo đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước ép trái cây quá nhiều. Với trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, trẻ chưa có những enzyme cần để chuyển hóa các vitamin và khoáng chất trong nước trái cây, có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu ở bụng.
Ngoài đầy hơi, chướng bụng, cho trẻ uống nước ép trái cây quá nhiều còn làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy do ruột chưa hấp thụ được hết chất xơ, chất xơ bị đẩy xuống đại tràng và xảy ra quá trình lên men tại đây, gây tiêu chảy.
Uống nước ép trái cây vượt quá mức khuyến cáo có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ và giảm lượng ăn. Từ đó, khiến trẻ không được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn để tăng trưởng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước ép trái cây quá nhiều.
Thêm vào đó, việc cho trẻ uống nước ép trái cây, đặc biệt là loại chế biến sẵn, đóng hộp chứa hàm lượng đường cao, có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân và béo phì ở trẻ nếu dùng thường xuyên.
Hầu hết các loại đồ uống trên thị trường đều có màu sắc tươi sáng hơn, rất thu hút sự chú ý của trẻ em. Tuy nhiên nhiều loại nước ép trái cây đóng hộp được pha trộn thêm các chất phụ gia và hương liệu, việc cho trẻ uống thường xuyên những loại nước trái cây này sẽ gây hại cho sức khỏe của lá lách và dạ dày của trẻ.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào để giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh?
Muốn con không tích lũy đồ ăn trong dạ dày, hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cha mẹ có thể tham khảo 5 mẹo sau:
Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Việc cho trẻ uống nước là vô cùng quan trọng, trẻ uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón, giúp trẻ tăng cường sinh lực cho tỳ vị, tiêu hóa thức ăn, cảm giác thèm ăn ngày càng tốt hơn.
Với bé từ 2-6 tuổi, ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay chút nước ép để bé dễ uống hơn.
Bổ sung thức ăn giàu chất xơ
Các loại thực phẩm chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày. Ví dụ, bé 5 tuổi cần ăn 10-15g chất xơ/ngày.
Việc cho trẻ uống nước là vô cùng quan trọng, trẻ uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón, giúp trẻ tăng cường sinh lực cho tỳ vị.
Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn là những vi sinh vật tốt cho đường tiêu hóa, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các hại khuẩn, nấm men và vi rút gây bệnh.
Các lợi khuẩn này cư trú ở hàng rào màng nhầy niêm mạc ruột, có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn khác để duy trì, tái lập sự cân bằng vi sinh trong ruột và phối hợp với hệ miễn dịch chống tác nhân ngoại lai xâm nhập, giúp con lớn lên khỏe mạnh và phát triển tối ưu.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng cách cho con ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai, natto hoặc uống sữa công thức có bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.
Các loại thực phẩm chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Khi trẻ muốn ăn vặt và uống nước giải khát, cha mẹ có thể sử dụng một số phương pháp giải trí để chuyển hướng sự chú ý của trẻ, hoặc sử dụng các loại thực phẩm tương tự để thay thế.
Ví dụ, nếu trẻ muốn ăn bánh hamburger, cha mẹ có thể làm một chiếc với bánh hấp. Điều này không chỉ khiến trẻ hài lòng mà còn hạn chế việc trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt.
Khuyến khích trẻ vận động
Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Để giúp trẻ hình thành thói quen vận động lành mạnh, cha mẹ nên cho bé ra ngoài chơi đùa ít nhất 30 phút/ngày. Các hoạt động thể chất phù hợp cho bé bao gồm đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, đạp xe, đá bóng…
Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón.
Ngoài ra, việc nuôi dưỡng trẻ cũng cần phải có sự kiên nhẫn từ cha mẹ, không nên quá vội vàng, nhất là chuyện ăn uống của trẻ, không nên la mắng hay ép trẻ ăn quá nhiều.
Nếu cha mẹ thường xuyên la mắng trẻ trên bàn ăn, có thể khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.