Bé trai nằm bất động dưới sàn, nhìn vào đôi bàn tay bé, hành khách vội báo cảnh sát

Vì hỏi mãi mà không nhận được câu trả lời của người phụ nữ, vị hành khách ấy bèn cúi đầu xuống định lay cậu nhóc dậy. Tuy nhiên, một chi tiết lạ khiến anh khựng lại: 2 tay của cậu nhóc đang bị trói bằng một sợi dây.

Các bậc cha mẹ chắc hẳn đã không dưới 1 lần chứng kiến và chịu đựng cảnh con nhỏ của mình ăn vạ, không nghe lời, đặc biệt là giữa chốn công cộng đông người. Những lúc như thế, nhiều cha mẹ sẽ chọn cách “nhún nhường”, đáp ứng những nhu cầu của con, trong khi đó, nhiều cha mẹ lại lựa chọn cách cứng rắn hơn, để con một mình một lúc để các con bình tĩnh lại.

Tuy nhiên, bà mẹ trong câu chuyện dưới đây là có cách “đối phó” khá đặc biệt, thậm chí, có thể gọi là kỳ lạ và theo mọi người là có phần quá đáng. Gần đây, trên mạng xã hội đang tranh cãi về câu chuyện một người mẹ và con trai trên tàu điện ngầm.

Cụ thể, một hành khách trên tàu điện ngầm đã chia sẻ lại câu chuyện mà mình chứng kiến. Hôm đó, trên tàu cũng khá vắng người. Tất cả mọi người đều có chỗ ngồi cho riêng mình. Tuy nhiên, phía dưới chân một người phụ nữ, lại có một cậu bé trai khoảng 3-4 tuổi lại nằm sóng soài trên sàn. Điều này khiến tất cả hành khách đều cảm thấy kỳ lạ.

Một hành khách không kìm được sự tò mò mà tiến lại gần. Anh hỏi người phụ nữ liệu cậu bé có phải là con của cô hay không nhưng anh không nhận được phản hồi, người phụ nữ hoàn toàn im lặng. Thấy thế, anh này tiếp tục nói rằng nếu không phải thì anh có thể đỡ cậu bé lên và cho bé ngồi vào ghế được không.

Bé trai nằm bất động dưới sàn, nhìn vào đôi bàn tay bé, hành khách vội báo cảnh sát - 1

Phía dưới chân một người phụ nữ, lại có một cậu bé trai khoảng 3-4 tuổi lại nằm sóng soài trên sàn. Điều này khiến tất cả hành khách đều cảm thấy kỳ lạ.

Điều kỳ lạ là trong suốt quá trình, người phụ nữ được cho là mẹ của cậu bé hoàn toàn không có phản ứng. Cô chỉ ngồi tại chỗ, không để ý đến ai, thậm chí không thèm nhìn người khác chứ đừng nói là để ý đến đứa trẻ dưới đất, thái độ khá thờ ơ. 

Anh ta vô cùng hoảng hốt, chắc hẳn đây là kẻ xấu. Có thể cô đã bắt cóc cậu bé và giả vờ là mẹ của cậu bé. Vì vậy, ngay lập tức anh đã bí mật gọi cảnh sát.

Bé trai nằm bất động dưới sàn, nhìn vào đôi bàn tay bé, hành khách vội báo cảnh sát - 3

Nghi ngờ đây có thể là một giàn dựng của những “kẻ buôn người”, vị hành khách đã ngay lập tức báo cảnh sát.

Khi cảnh sát đến để điều tra sự việc, người phụ nữ mới giải thích rằng cô là mẹ của cậu bé. Theo lời người mẹ, ngày thường cậu bé này rất nghịch ngợm và không nghe lời. Trong lần đi chơi lần này, cậu bé lại “ăn vạ” khiến cô cảm thấy rất khó chịu nên đã dùng cách trói tay cậu bé và nghịch điện thoại, hoàn toàn bỏ lơ con.

Người mẹ nhanh chóng xin lỗi tất cả hành khách vì đã làm ảnh hưởng đến mọi người. Tuy nhiên, điều đáng nói là mọi người không thể tha thứ được cách cư xử rất vô tâm của người mẹ đối với chính con trai mình.

Sau khi được chia sẻ, câu chuyện khiến không ít người cảm thấy phẫn nộ và thương cậu con trai. Nhiều người thậm chí còn có chút nặng lời, cho rằng người mẹ này có vấn đề về tâm lý. Nếu không, làm gì có người mẹ nào lại vô tâm, bỏ con nằm dưới sàn lạnh mà lại thản nhiên ngồi nghịch điện thoại như thế.

Thực tế, không giống như người lớn, não bộ trẻ chưa đủ phát triển để giúp chúng kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân. Khi không hài lòng bất kỳ điều gì, trẻ có thể khóc lóc ăn vạ hay quăng ném, đập phá đồ đạc để cha mẹ phải thỏa hiệp với mong muốn của mình, hoặc đơn giản là để thu hút sự chú ý của người lớn. Trong những tình huống như vậy, nếu cha mẹ không xử trí khéo léo thì rất dễ khiến con kích động và gào khóc to hơn.

1. Đối xử hợp lý với con

Cha mẹ không nên giáo dục trẻ bằng cách đá la mắng khi trẻ bắt đầu giở trò “ăn vạ” mà nên giúp con giải quyết vấn đề. Những trò khóc lóc hay quăng ném của trẻ phần lớn là do các bé không thể chấp nhận được hiện trạng, cảm thấy buồn hoặc tức giận nên làm ầm lên.

Cha mẹ hãy kiên nhẫn, giải thích cặn kẽ cho con, để trẻ hiểu sâu hơn về thực tế và dần chấp nhận hiện trạng, đồng thời, cha mẹ cũng nên tạo cho con một quá trình điều chỉnh cảm xúc, đó là một cách tốt để an ủi và khuyến khích con.

2. Đưa ra phần thưởng để khuyến khích con

Trong những trường hợp khẩn cấp, cha mẹ vẫn có thể dùng những phần thưởng để xoa dịu con. Kkhông cần đặt ra phần thưởng quá lớn, mục đích chỉ là để đánh lạc hướng sự chú ý của con.

Cha mẹ lưu ý không thường xuyên dùng cách này vì nếu dùng quá thường xuyên. Trẻ sẽ cứ dùng cách “ăn vạ” để đòi hỏi những thứ mình muốn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải giữ lời hứa và thực hiện những lời nói của mình. Nếu không sẽ dần hình thành ý thức về nói dối ở con trẻ.

Bé trai nằm bất động dưới sàn, nhìn vào đôi bàn tay bé, hành khách vội báo cảnh sát - 4

Trong những tình huống con ăn vạ, nếu cha mẹ không xử trí khéo léo thì rất dễ khiến con kích động và gào khóc to hơn. (Ảnh minh họa)

3. Tuyệt đối không dùng bạo lực

Khi la hét hoặc đánh trẻ, cha mẹ sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực về tinh thần hoặc thể chất của con đồng thời vô tình dạy cho con rằng làm tổn thương người khác là điều bình thường. Nếu như trẻ ương bướng, các con sẽ có phản ứng ngược lại là hét trả lại cha mẹ, mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn.

Thay vì thể hiện sự uy nghiêm của mình bằng những tiếng quát mắng hay những trận đòn roi, cha mẹ có thể đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn với tông giọng bình tĩnh và dứt khoát với con.

4. Không làm xấu mặt con

Một số phụ huynh cố tình la mắng con cái trên đường phố vì nghĩ trước mặt nhiều người, con sẽ tự biết cách điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này không “động chạm” vào cái tôi còn quá lớn của trẻ, khiến trẻ càng phản ứng mạnh mẽ hơn mà lâu ngày còn khiến con trở nên tự ti, không dám thể hiện bản thân trước cộng đồng và xã hội.

Sao Việt ứng xử khi con ăn vạ: Đàm Thu Trang không dỗ, Ốc Thanh Vân lại khác
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)