Bé viêm họng sốt cao liên tục phải làm sao?

Bé viêm họng sốt cao liên tục sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy khi trẻ bị viêm họng sốt cao liên tục, bố mẹ cần phải làm gì?

Nguyên nhân khiến bé viêm họng sốt cao liên tục

be viem hong sot cao lien tuc phai lam sao? - 1

Có nhiều nguyên nhân khiến bé viêm họng sốt cao liên tục, bao gồm cảm lạnh, viêm amidan, bệnh tay chân miệng, viêm họng liên cầu khuẩn. Ảnh minh họa

1. Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm họng, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên rất dễ bị ốm. Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là nghẹt mũi và sổ mũi.

2. Viêm amidan

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm amindan do nhiễm virus. Nếu trẻ đang mắc bệnh này, trẻ có thể sẽ chán ăn, thậm chí là bỏ ăn. Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện khác như khó nuốt, chảy nước dãi nhiều hơn, sốt, quấy khóc.

3. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do nhiều loại virus gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng có thể gồm sốt, đau họng và đau miệng. Bé cũng có thể xuất hiện mụn nước và vết loét trong miệng, khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt. Mẹ cũng có thể thấy những nốt mụn nước, mẩn đỏ ở vùng tay, chân, miệng hoặc mông khi bé bị bệnh tay chân miệng.

4. Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một loại amidan do nhiễm vi khuẩn. Mặc dù bệnh này không phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, nhưng đây vẫn có thể là nguyên nhân khiến bé bị đau họng. Các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ bao gồm sốt, amindan rất đỏ, các hạch bạch huyết trên cổ sưng lên.

be viem hong sot cao lien tuc phai lam sao? - 3

Khi trẻ bị viêm họng sốt cao liên tục, mẹ nên chườm khăn ấm để hạ sốt cho con. Ảnh minh họa

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng sốt cao liên tục?

1. Chườm khăn ấm để hạ sốt

Khi bé viêm họng sốt cao liên tục, việc đầu tiên mẹ cần phải làm là tìm cách hạ sốt cho con. Lúc này, mẹ nên dùng khăn thấm vào chậu nước ấm, vắt ráo nước rồi lau khắp người cho trẻ, đặc biệt là ở 2 bên nách, bẹn và lưng của trẻ. Sau đó, thấm nước và vắt khăn thêm lần nữa rồi chườm khăn ấm lên trán trẻ.

Để đạt hiệu quả nhanh, mẹ nên cho thêm một ít dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào chậu nước. Tuyệt đối không tắm cho trẻ khi bị sốt cao vì điều này sẽ khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.

2. Vệ sinh mũi họng

Nếu trẻ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì cha mẹ nên lau mũi cho trẻ bằng khăn mềm. Nếu dịch mũi đặc, mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước mũi sinh lý và 2 bên mũi của trẻ rồi sử dụng dụng cụ hút để hút mũi cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này vì có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương.

3. Điều chỉnh chế độ ăn

Mẹ nên cho bé ăn thành nhiều cữ, ăn từng chút một. Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt. Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn, tốt nhất là dung dịch oresol và nước ép hoa quả.

be viem hong sot cao lien tuc phai lam sao? - 4

Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ khi con có những biểu hiện khác như ho dai dẳng, đau tai,... Ảnh minh họa

Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, hãy đưa trẻ tới bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu đầu tiên cảnh báo viêm họng như không chịu ăn, quấy khóc sau khi ăn. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng hệ miễn dịch còn yếu kém nên các bác sĩ cần phải kiểm tra trực tiếp và theo dõi để chẩn đoán đúng bệnh.

Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa khi trẻ bị viêm họng có kèm theo những triệu chứng sau:

- Sốt trên 38 độ C

- Ho dai dẳng

- Tiếng khóc khác lạ, trẻ khóc ngặt nghẽo không dỗ được

- Tã không ướt như bình thường

- Đau tai

- Bị phát ban ở tay, chân, miệng hoặc mông

- Bệnh không tốt lên sau 2 ngày điều trị

Về vấn đề bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì, mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho con uống mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bé bị sốt viêm họng do cảm lạnh, bác sĩ có thể khuyên không nên dùng thuốc, trừ khi bé bị sốt cao không giảm.

Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu?

Nếu bé viêm họng sốt cao liên tục do cảm lạnh, bé có thể sẽ hồi phục trong vòng 7-10 ngày. Thời gian hồi phục sẽ lâu hơn nếu bé bị viêm họng là do bệnh tay chân miệng, viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn.

Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Theo Hà Phương (Khám phá)