Nhiều trẻ nhỏ dù ngoan đến mức nào, cũng có những lúc làm sai và khiến cha mẹ tức giận. Những lúc như vậy la mắng, hay đánh trẻ cũng không phải là cách dạy dỗ được các chuyên gia tâm lý khuyến khích. Bởi việc la mắng, hay đánh trẻ chỉ mang lại hiệu ứng nhất thời, đồng thời tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, cũng như có thê ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Trẻ nhỏ ở giai đoạn này rất nhạy cảm, gần như tương lai của tɾẻ như thế nào phụ thᴜộc hoàn toàn vào cách dạy dỗ của cha mẹ tɾong giai đoạn này. Bởi thế, nếᴜ thấy con sớm có những biểᴜ hiện không đúng mực, cha mẹ cần chỉnh đốn ngay lập tức.
Cậu bé đánh bố nơi công công cộng, người mẹ chỉ ân cần an ủi, không dạy bảo một lời
Vợ chồng anh Vương có một cậu con trai, hiện cả gia đình đang sinh sống tại Trug Quốc, vợ chồng anh Vương rất yêu thương và chiều chuộng con hết mực. Trong cuộc sống hàng ngày, hai vợ chồng nhà anh Vương cũng cư xử với con dịu dàng nhất có thể, hễ thấy con khóc hay khó chịu, hai vợ chồng lại cuống cuồng cả lên.
Cách đây không lâu, vợ chồng anh Vương đưa cậu con trai đến trung tâm mua sắm, cậu bé đã bị thu hút bởi những món đồ chơi bắt mắt trong trung tâm thương mại. Nhìn lướt qua bảng giá, anh Vương nhận thấy món đồ chơi này có giá đến hơn 2.000 nhân dân tệ (hơn 7 triệu đồng), thật sự quá đặt. Vì vậy, anh Vương đã khuyên con trai không nên mua nó.
Tuy nhiên, cậu cbé không những không nghe lời bố mà còn bỗng nhiên tức giận, đánh tới tấp vào người bố. Thậm chí, cậu nhóc còn cởi chiếc cặp đang mang trên người và né vào người bố mình. Trước những hành động của con trai, chị Vương không những không trách phạt con mà lại chỉ nhỏ nhẹ năn nỉ con.
Cậu con trai nhỏ không kiềm được sự tức giận mà đánh bố rồi “ăn vạ” ra đất. (Ảnh minh họa)
Nhiều người qua đường thắc mắc về hành vi của cậu bé, có người xì xào: “Bé trai này hư quá, ngay cả cha mẹ cũng không nể mặt!” Nghe có người nói con mình không ngoan, vợ chồng anh Vương vội vàng biện minh cho hành động của con, chỉ cười trừ: "Không thể trách con trai chúng tôi được, ai bảo chúng tôi không mua cho con đồ chơi. Chỉ là con trai không điều khiển được cảm xúc! "
Rõ ràng, đằng sau hành vi hung hăng của cậu bé là sự nuông chiều của vợ chồng chị Vương, vì không sớm dạy con cách kiềm chế cơn giận dữ và luôn đáp ứng những nhu cầu của con trai, dẫn đến cậu bé có thái độ kiêu ngạo, thậm chí không biết tôn trọng cha mẹ.
Trên thực tế, không ít cha mẹ vì thương con mà nuông chiều trẻ hết mực, đáp ứng mọi nhu cầu của con, dẫn đến trẻ có những hành vi chưa đúng mực. Do đó, để xây dựng cho con những tính cách tốt, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần phải “xử lý mạnh tay” nếu trẻ có 3 hành vi này.
Khi trẻ có 3 hành vi này, cha mẹ cần nghiêm khắc
Theo các chuyên gia, khi trẻ có ba hành vi này, cha mẹ cần phải uốn nắn con kịp lúc.
Trẻ không tôn trọng người khác
Ngày nay, nhiều trẻ có thói quen không tôn trọng người lớn tuổi, không chỉ quát mắng mà thậm chí còn đánh cha mẹ, nguyên nhân sâu xa là do được chiều chuộng quá mức. Khi gặp tình huống này cha mẹ phải kịp thời uốn nắn. Nếu không, đứa trẻ sẽ kiêu ngạo và bướng bỉnh, khó dạy dỗ hơn trong tương lai.
Nhiều trẻ có thói quen không tôn trọng người lớn tuổi, hoặc không nghe lời cha mẹ do được chiều chuộng quá mức.
Đòi hỏi những thứ không cần thiết, xa xỉ
Nếu từ nhỏ, trẻ muốn gì cha mẹ cứ đáp ứng nhu cầu của con, khi lớn lên, trẻ sẽ không nhìn nhận đúng về vật chất, hay những nhu cầu cá nhân.
Dần dần khi trẻ trưởng thành có thể sẽ tiêu xài không hợp lý, điều này có thể làm tăng gánh nặng tài chính cho cha mẹ, đồng thời nó cũng có thể tạo ra đặc điểm tính cách của trẻ là ngưỡng mộ sự phù phiếm và thèm muốn sự thỏa mãn về vật chất.
Trẻ ích kỷ và không biết nhường nhịn
Nếu trẻ thường xuyên thể hiện sự ích kỷ, không biết nhường nhịn anh chị em trong nhà hay bạn bè, hoặc không quan tâm đến cảm xúc của người khác, cha mẹ cũng cần lưu ý và rèn giũa lại tính cách cho con.
Những trẻ chỉ quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của bản thân, không để ý đến người khác thường sẽ khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng khi lớn lên. Vì vậy, cha mẹ hãy sửa những nét tính cách ích kỷ của trẻ sớm hơn, để trẻ biết cách quan tâm và bao dung hơn.
Nếu trẻ thường xuyên thể hiện sự ích kỷ, không biết nhường nhịn anh chị em trong nhà hay bạn bè, hoặc không quan tâm đến cảm xúc của người khác, cha mẹ cũng cần lưu ý và rèn giũa lại tính cách cho con.
Không nên dùng đòn roi, cha mẹ cần có những phương pháp phù hợp
Một điều cha mẹ cần lưu ý rằng, dù trẻ có 3 hành vi trên, cha mẹ cần nghiêm khắc dạy dỗ nhưng nên hạn chế dùng đòn roi để dạy con. Đối với trẻ nhỏ, phương pháp giáo dục này có thể gây ra ảnh hưởng xấu, góp phần gây ra những hành vi xấu ở trẻ, đồng thời còn khiến trẻ dễ sợ hãi và lo lắng.
Khi cha mẹ chỉ ra những điều con làm sai, không nên có quá nhiều cảm xúc tiêu cực, để trẻ hiểu rằng đây không phải là cha mẹ trút hết cảm xúc tiêu cực lên con, mà là rèn cho con tính kỷ luật. Bằng cách này, trẻ có thể tập trung hơn vào việc rèn luyện tính cách của bản thân và có thể nhận biết rằng bản thân mình sẽ bị phạt nếu làm sai.
Sau khi phạt con, cha mẹ cũng nên chú ý an ủi tinh thần của con, để con hiểu rằng dù con có lỗi nhưng cha mẹ vẫn sẽ tiếp tục yêu thương con nếu con biết sửa chữa kịp thời.
Trong những trường hợp cần đưa ra hình phạt, cha mẹ nên có những cách phạt hợp lý và tiết chế những hình phạt cho con mình. Mục đích của việc phạt là để trẻ nhận thức rõ ràng về những hành vi sai, vì vậy, cha mẹ nên cố gắng không gây ra những cái bóng tâm lý quá mức cho trẻ, khiến trẻ sợ hãi.
Ngoài ra, sau khi phạt con, cha mẹ cũng nên chú ý an ủi tinh thần của con, để trẻ hiểu rằng dù bản thân có phạm lỗi nhưng cha mẹ vẫn sẽ tiếp tục yêu thương nếu con biết sửa chữa kịp thời.
Thêm vào đó, cha mẹ cần xác lập quyền lực của mình trong quá trình kỷ luật con cái, nhất là khi trẻ có những hành vi, thói quen xấu, cha mẹ không nên áp đặt quá nhiều suy nghĩ hay cách làm của mình. Điều cha mẹ cần làm chính là sớm can thiệp và uốn nắn lại những hành vi của con và đưa ra cho con hướng dẫn tích cực. Điều này sẽ hữu ích hơn cho việc điều chỉnh hành vi của trẻ.