Trong mắt mọi người, đằng sau cánh cửa phòng sinh là một câu chuyện bí ẩn mà người ngoài chỉ được nghe qua lời kể của các bà mẹ. Và mỗi một bà mẹ sẽ có một câu chuyện sinh con riêng nên sẽ chẳng có câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Cho đến thời gian gần đây, một số bệnh viện đã xây dựng phòng sinh gia đình nhằm mục đích cho người chồng có cơ hội được ở bên cạnh an ủi động viên vợ trong cơn “vượt cạn”. Song, chính vì như thế mới có một số tình huống không nên có xảy ra.
Trong quá trình mang thai, Tiểu Chu (28 tuổi, sinh sống ở Trung Quốc) đã tìm hiểu rất nhiều về sự phát triển của thai nhi, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, thai giáo, và những lưu ý khi vào phòng sinh. Vì muốn có chồng bên cạnh khi "vượt cạn" nên Tiểu Chu đã đăng ký phòng sinh gia đình.
Mặc dù đã học cách hít thở trong khi chuyển dạ, nhưng khi cơn đau ập đến, Tiểu Chu đã không kìm được la hét ầm ĩ. Chồng ở bên an ủi, động viên nhưng cô vẫn không thể im lặng mỗi khi cơn co thắt đến. Xấu hổ, chồng của Tiểu Chu đã mắng: “Không có sản phụ nào mà la lối như em cả làm anh không biết giấu mặt vào đâu”. Nghe anh nói vậy, Tiểu Chu hơi xấu hổ cũng cố gắng la nhỏ tiếng hơn.
Tiểu Chu đã bị chồng mắng vì tội la to quá trong lúc đang đau đẻ (Ảnh minh họa).
Sau 12 tiếng đau đẻ, cuối cùng sản phụ này cũng được đẩy vào phòng sinh. Dưới sự giúp đỡ của y tá, Tiểu Chu cũng dần bình tĩnh hơn mỗi khi cơn gò ập đến. Được một lúc, Tiểu Chu đột nhiên nói với y tá là muốn đi vệ sinh. Với kinh nghiệm của mình, y tá liền nói cô cứ tự nhiên đi vệ sinh ngay trên bàn đẻ vì mắc rặn đẻ cũng tương tự như mắc rặn vệ sinh vậy.
Thế là ngay sau đó, Tiểu Chu tập trung vào rặn, chỉ là không ngờ là cô vừa bài tiết vừa sinh con cùng một lúc. Chưa kịp vui mừng, cô đã nghe chồng ở bên cạnh trợn mắt mắng: “Kinh tởm, cô có biết là con trai cô vừa nằm trên đống phân không? Sao cô không nín lại được mà làm bẩn con tôi như thế?”. Điều này làm lòng Tiểu Chu dần lạnh. Cô nghi ngờ rằng mình đã lấy nhầm chồng, vì trong khi vợ đau đớn sinh cho anh ta một đứa con thì anh ta lại trợn mắt cau mày mắng vợ không thương tiếc hết lần này đến lần khác.
Thấy vậy, bác sĩ liền lên tiếng: “Chuyện sản phụ “đi nặng” trong lúc sinh con là chuyện bình thường, chúng tôi đã lường trước được vấn đề này nên luôn chuẩn bị trước. Vì thế, anh cũng không cần phải lo lắng đến chuyện mất hết mặt mũi mà nặng lời với vợ khi cô ấy vừa sinh con xong”. Đến lúc này, chồng của Tiểu Chu chỉ cúi đầu vì xấu hổ.
Tiểu Chu sững sờ khi bị chồng mắng lần thứ 2 vì vừa sinh con vừa đại tiện (Ảnh minh họa).
Theo bác sĩ, ngoài chuyện đi đại tiện ngay trên bàn sinh ra, còn có một số tình huống mà các mẹ cho rằng “đáng xấu hổ” có thể gặp phải trong quá trình sinh con:
1. Bác sĩ nam đỡ đẻ
Đây là một tình huống mà không một mẹ bầu nào mong gặp phải, bởi cảm giác xấu hổ, ngại ngùng sẽ đeo bám chị em trong suốt quá trình lâm bồn. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng bác sĩ nam hay bác sĩ nữ thì trong mắt của họ, bạn cũng chỉ là một bệnh nhân, không có sự phân biệt giới tính. Các bác sĩ chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ của mình là giúp bạn và em bé được “mẹ tròn con vuông”. Do đó, thay vì chỉ chú ý đến cảm giác của mình, các mẹ nên lắng nghe và hợp tác với bác sĩ để ca sinh nở được suôn sẻ.
2. Khám trong trước khi sinh
Khám trong trước khi sinh là một bước mà các bác sĩ sẽ thực hiện trước khi ca sinh bắt đầu để xác định vị trí thai nhi, nắm được độ dài, độ cứng, vị trí và độ giãn nở của cổ tử cung và dựa vào các thông tin này để quyết định khi nào nên đưa sản phụ vào phòng sinh. Thế nên, dù xấu hổ, các mẹ cũng nên hợp tác với bác sĩ.
3. Cạo lông mu
Lông mu có thể là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn vì thế nếu không được dọn dẹp sạch sẽ thì khi sinh ra em bé có thể bị nhiễm trùng khi sinh ra, đồng thời việc cạo lông mu cũng giúp cho việc khử trùng vết thương tầng sinh môn của sản phụ. Mặc dù khá là xấu hổ khi phải nằm yên để y tá hoặc bác sĩ thực hiện việc này, nhưng các mẹ nén cảm xúc lại để việc này kết thúc một cách nhanh chóng.