Gần đây, một bà mẹ đã đưa một cậu bé 10 tuổi đến Khoa Tai mũi họng ở Bệnh viện Nhi Bắc Kinh. Bác sĩ Tai mũi họng Ngô Vũ Hoa sau khi kiểm tra phát hiện ống tai ngoài của cậu bé có “rừng cây màu đen”. Hóa ra tai của cậu bé có những đám nấm có lông (một loại "nấm mốc"). Sau khi kiểm tra chi tiết và hỏi về lịch sử bệnh, bác sĩ khẳng định nguồn gốc của loại nấm mốc này thực sự có liên quan đến chiếc tai nghe.
Hình ảnh nấm trong ống tai ngoài của cậu bé 10 tuổi
Bác sĩ Ngô Vũ Hoa chia sẻ với rằng, vì đứa trẻ này thường xuyên đeo tai nghe, dẫn đến ống tai ngoài không được thông gió trong một thời gian dài, gây nóng cục bộ. Và bệnh nhân nhí cũng thích ngoáy tai liên tục, gây tổn thương niêm mạc cục bộ, cuối cùng phát triển thành bệnh nấm ống tai ngoài.
Bác sĩ Ngô cho biết, gần đây có khá nhiều trường hợp bị nấm trong tai, bởi vì giao giữa mùa xuân và mùa hè, nhiệt độ tăng dần, không khí ẩm, môi trường thích hợp cung cấp đủ các điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm.
Loại tai nào dễ gây bệnh nấm ống tai ngoài?
1. Bệnh nấm ống tai ngoài phổ biến hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và nó phổ biến hơn trong mùa nóng và ẩm ướt. Sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm môi trường xung quanh có lợi cho sự phát triển và sinh sản của nấm. Đeo tai nghe trong tai trong một thời gian dài cũng sẽ làm tăng độ nóng cục bộ của ống tai ngoài.
2. Những người thường xuyên ngoáy tai cũng cần cảnh giác. Ráy tai có tính axit nhẹ, có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm và có thể bảo vệ ống tai của chúng ta. Việc thiếu ráy tai giúp nấm dễ sinh sản hơn. Nếu các dụng cụ được sử dụng để lấy ráy tai không được khử trùng, hành động ngoáy tai quá mạnh có thể làm hỏng màng nhày của tai, rất dễ khiến sản sinh nấm.
3. Những người mắc các bệnh cơ bản trong ống tai, chẳng hạn như viêm tai giữa mủ mạn tính, cũng rất dễ bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm ống tai có thể phát hiện sớm không?
Bác sĩ Ngô Vũ Hoa giải thích rằng, trong thời gian đầu, người bệnh không để ý vì chưa có biểu hiện gì đặc biệt; chỉ bị hơi viêm và hơi khó chịu. Sau đó, bệnh trở nên mạn tính, tổn thương dần dần lan rộng, chất mủ có thể xuất hiện do nhiễm khuẩn thứ phát; có một số vảy, mảnh vụn hình thành ở trong ống tai ngoài và vành tai. Người bệnh có triệu chứng cơ năng rất ngứa, cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức nghe.
Bệnh nấm ống tai ngoài có thể chữa khỏi không?
Bác sĩ Ngô Vũ Hoa giải thích, sau khi điều trị tiêu chuẩn, bệnh nấm thính giác ống tao ngoài có thể được chữa khỏi trong khoảng ba tuần. Bệnh nhân 10 tuổi được đề cập ban đầu đã được điều trị, nấm biến mất và thính giác trở lại bình thường. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nấm ống tai ngoài dễ bị tái phát, vì vậy việc phòng ngừa là quan trọng hơn.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nấm ống tai ngoài?
Chú ý vệ sinh tai là yếu tố chính trong việc ngăn ngừa viêm tai ngoài. Bác sĩ Ngô Vũ Hoa chỉ ra rằng, bình thường trong cuộc sống hàng này nên phát triển những thói quen tốt từ 3 khía cạnh sau:
1. Giữ thông gió và làm khô ở bên trong ống tai ngoài.
2. Cần giảm bớt thời gian đeo tai nghe, ngăn ngừa nước chảy vào ống tai ngoài. Khi ống tai ngoài chứa nước, cố gắng làm sạch càng sớm càng tốt. Bác sĩ Ngô cũng chỉ ra rằng nếu nước xâm nhập vào ống tai, tránh sử dụng tăm bông để làm sạch nó. Bởi vì tăm bông đẩy ráy tai ở ống tai ngoài vào sâu bên trong, một lượng lớn ráy tai ẩm tích tụ sâu trong ống tai ngoài, sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.
3. Lấy ráy tai một cách khoa học
Trong khi giữ ống tai ngoài khô, nên giảm tần suất lấy ráy tai. Ngoài ra khi lấy ráy tai cần chú ý đến dụng cụ lấy ráy tai phải sạch sẽ, không dùng chung dụng cụ lấy ráy tai với người khác.