Một cậu bé tại Trung Quốc tên Chang Chang gây ấn tượng bởi chiều cao 1m68, dù cậu mới chỉ 11 tuổi và vừa vào lớp 5. Chang Chang rất cao so với các bạn bè cùng lớp, cậu cũng rất năng động và thông minh với điểm số tốt ở trường học. Trong những buổi họp phụ huynh của con trai, mẹ Chang Chang luôn được các ông bố bà mẹ khác hỏi han, nhờ cậy chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Thực tế, mẹ Chang Chang cho biết vài năm trước, cậu con trai là không hề có chiều cao nổi bật, ngược lại còn thấp bé nhẹ cân hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa khác. Khi Chang Chang còn bé, sức khỏe cũng rất yếu ớt, thường bị bệnh vặt và nhỏ con, nên nếu để con ra ngoài chơi thì cậu bé sẽ bị các bạn bè khác bắt nạt.
Mẹ Chang Chang lo lắng sau này con sẽ lùn nên đã rất chú trọng chế độ dinh dưỡng, bắt cậu bé phải ăn nhiều thức ăn, đủ loại thịt cá mà người ta đồn đại rằng có thể giúp trẻ tăng chiều cao cùng nhiều loại thuốc bổ khác nhưng không có tác dụng.
Cha mẹ nên theo dõi chiều cao của trẻ để có phương pháp giúp con cải thiện chiều cao phù hợp (Ảnh minh họa)
Sau khi đưa Chang Chang đi khám bác sĩ để tìm ra giải pháp, mẹ cậu bé rất bất ngờ khi biết nguyên nhân sức khỏe Chang Chang không được tốt còn chiều cao không phát triển lại là do lá lách và dạ dày của cậu bé đang trong tình trạng tương đối yếu.
Do đó, nếu tiếp nhận một lượng lớn thức ăn thì dạ dày của cậu bé cũng không tiêu hóa được và khó chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên dù ăn bao nhiêu cũng không phát triển thể chất được.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên về cách điều dưỡng dạ dày và lá lách của Chang Chang, kèm theo một số phương pháp luyện tập cùng chế độ ăn ngủ nghỉ hợp lý, ngoài ra còn có ăn kiêng… Sau hơn một năm chăm chỉ áp dụng lời khuyên của bác sĩ, chiều cao của Chang Chang ngày một tăng trưởng rất nhiều.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có vấn đề về dạ dày
Theo một nghiên cứu, cứ 10 trẻ thì có 9 trẻ có lá lách và dạ dày yếu, dẫn đến cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng được nạp vào từ đường ăn uống, từ đó không thể phát triển thể chất và chiều cao, cân nặng. Có đến 6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang có vấn đề về dạ dày, cha mẹ cần lưu ý:
Lưỡi bị phủ bởi một lớp màng trắng nhờn và dày, gây hôi miệng
Lớp phủ lưỡi khỏe mạnh thường có màu đỏ nhạt, hồng hào nhưng nếu lớp phủ trên lưỡi của trẻ có biểu hiện dày và nhờn, có một lớp trắng dày thì đó có thể là tỳ vị yếu, dạ dày không tiêu hóa được nên thức ăn tích tụ nơi lưỡi lâu ngày sẽ gây ra lớp phủ lưỡi này.
Ăn không ngon, ăn ít, rất kén ăn
Nếu lá lách và dạ dày không tốt, sự thèm ăn của trẻ cũng sẽ giảm đi. Trẻ thường sẽ ăn không ngon, ăn rất ít và rất kén chọn đồ ăn. Lý do là niêm mạc dạ dày của trẻ bị tổn thương do đồ ăn không thể hấp thụ dinh dưỡng được dẫn đến trẻ không còn cảm giác thèm ăn.
Thể lực kém và chậm phát triển
Nếu tỳ vị và dạ dày của trẻ không tốt, thức ăn sẽ tích tụ lại và khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Hệ quả là trẻ sẽ chậm lớn và cân nặng không tăng, thậm chí là giảm đi nhanh chóng. Thể chất của trẻ sẽ suy giảm, dễ ốm đau mắc các bệnh vặt, không cao lớn, còi cọc.
Thực chất mấu chốt của việc lá lách và dạ dày kém đi nằm ở chế độ ăn uống không hợp lý, khiến trẻ kén và biếng ăn. (Ảnh minh họa)
Nhu động dạ dày chậm, phân khô
Đây cũng là một biểu hiện thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê của các tổ chức y tế, có đến 50% trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa có biểu hiện đại tiện có máu hoặc phân đen, phân khô. Sau khi ăn, tần suất đi vệ sinh của trẻ rất nhiều nhưng có thể bị táo bón.
Trẻ đổ mồ hôi trộm
Trẻ đổ mồ hôi ngay khi không vận động hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ. Việc đổ mồ hôi trộm vào ban đêm khiến trẻ dễ thức giấc và quấy khóc, giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
Vàng da ở mặt, tay chân
Nếu lá lách và dạ dày của trẻ yếu, thức ăn tích tụ và không hấp thụ được dinh dưỡng, nước da của trẻ sẽ nhợt nhạt, xỉn màu và chuyển sang màu vàng nếu nghiêm trọng. Sắc mặt vàng, nổi gân xanh trên mũi trong khi đó thể trạng cơ thể của trẻ yếu dẫn đến tâm trạng thất thường, lười vận động.
Tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách nào?
Thực chất mấu chốt của việc lá lách và dạ dày kém đi nằm ở chế độ ăn uống không hợp lý, cần được chăm sóc kịp thời. Do đó nếu muốn điều dưỡng dạ dày của con, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc bồi bổ lá lách, dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa. Trẻ sẽ bắt đầu khỏe mạnh và cao lớn hơn khi cơ thể tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Nếu trẻ có tỳ vị, dạ dày không bình thường và luôn tích tụ thức ăn mà không được chăm sóc, thăm khám kịp thời có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu về sau, dẫn đến cản trở sự phát triển của trẻ. Nếu muốn con khỏe mạnh, lá lách và dạ dày hoạt động tốt thì cha mẹ nên chú ý 2 việc sau đây:
Chú trọng chế độ ăn uống của trẻ
Lá lách và dạ dày của trẻ nhỏ rất mỏng manh và cần được chăm sóc. Tránh ăn đồ lạnh, đồ chiên, đồ ngọt và đồ cay nóng, những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa mỏng manh của con.
Trẻ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Hãy cố gắng cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ. Các món ăn chứa nhiều dinh dưỡng như súp nấm, khoai mỡ, chà là đỏ... đều là những “phương thuốc” tự nhiên dùng để chăm sóc tỳ vị và dạ dày của trẻ có thể trạng yếu.
Một chế độ ăn uống phù hợp nên bắt đầu bằng món khai vị có vị chua và ngọt, chất citric có thể thúc đẩy tiêu hóa. Trẻ cũng cần bổ sung các món chính chứa nhiều kitin (giúp tăng cường thể chất, hỗ trợ dạ dày khỏe mạnh, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn), protein và kẽm có thể mở ra vị giác của trẻ (giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn).
Các món mềm như khoai tây, khoai mỡ... có thể phục hồi niêm mạc dạ dày. Trái dứa (thơm) có thể giúp trẻ cải thiện tỷ lệ hấp thụ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.
Một chế độ ăn uống phù hợp nên bắt đầu bằng món khai vị có vị chua và ngọt, chất citric có thể thúc đẩy tiêu hóa của trẻ. (Ảnh minh họa)
Cho trẻ luyện tập đều đặn để tăng cường thể lực
Vận động không chỉ giúp phát triển thể chất toàn diện mà còn cải thiện tinh thần, kỹ năng sống cho trẻ. Đồng thời giúp gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến mọi tế bào, chính vì vậy vận động giúp cơ thể trẻ em mạnh mẽ và có sức đề kháng cao.
Tập luyện đều đặn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là lượng canxi khiến cho hệ cơ xương vững chắc hơn, phát triển tốt hơn, nhờ đó trẻ cao lớn hơn.
Một số bài tập thể dục giúp trẻ tăng chiều cao như đu xà, Yoga, bơi lội, chạy bộ, nhảy dây… Các bộ môn thể thao cho phép cơ thể kéo giãn hoàn toàn, kích thích sự phát triển của chiều cao. Cơ thể của trẻ cũng trở nên dẻo dai hơn. Hãy chắc chắn rằng con bạn đã thực hiện các bài tập hít thở đơn giản trước khi bắt đầu.
Vận động không chỉ giúp phát triển thể chất toàn diện mà còn cải thiện tinh thần, kỹ năng sống cho trẻ. (Ảnh minh họa)