Hầu hết các bậc cha mẹ đều phải đối diện với tình huống càng lớn con càng trở nên nghịch ngợm và ngang bướng hơn. Và khi rơi vào trường hợp đó, trạng thái chung của bố mẹ là cảm thấy quá đau đầu, mệt mỏi, sau đó sẽ la mắng và nổi cơn thịnh nộ với con. Một số người khác áp dụng chiêu “chiến tranh lạnh” bằng cách không quan tâm, mặc kệ con gào khóc, muốn làm gì thì làm. Và đó không phải là một cách đúng đắn trong quá trình đồng hành cùng con khôn lớn.
Cụ thể, trường hợp của bà mẹ dưới đây là một ví dụ điển hình. Hai mẹ con cùng nhau đi xe khách. Tuy nhiên, do xe chỉ còn một chỗ nên bà mẹ đã không thể mua vé riêng cho con mà chỉ mua 1 vé và để con ngồi chung với mình. Cậu bé dĩ nhiên không hiểu điều đó nên đã gào khóc, nằng nặc đòi phải một mình một ghế. Người mẹ đã cố gắng giải thích: “Hiện tại trên xe có quá nhiều người, không còn chỗ cho con, con ngồi lên lòng mẹ nhé”.
Con ăn vạ chỗ đông người, việc người mẹ bỏ mặc con nằm khóc không phải là một biện pháp xử lý tốt
Nhưng đứa trẻ không đồng ý và tiếp tục gào khóc. Để không làm ảnh hưởng tới mọi người trên chuyến xe, người mẹ đã kéo con ra khỏi xe và dọa dẫm: “Con đứng đây và suy nghĩ về những gì mình làm đi, ngồi đó mà nghĩ đi...”. Sau đó, cô bước lên xe. Đứa trẻ nhìn cảnh đó sợ hãi mẹ sẽ rời đi nên lập tức nín khóc và trèo lên xe, ngồi nghe theo sự sắp đặt của mẹ.
Có thể về mặt hiệu quả nó đã giải quyết tốt tình huống cấp thiết lúc đó. Hơn nữa, chiêu để mặc con một mình của bà mẹ dù sao cũng đỡ hơn việc la mắng con, nhất là ở chỗ công cộng như vậy. Nhưng về lâu dài, đây không phải là một phương pháp giáo dục tốt. Nó sẽ gây ra một số tác hại cho trẻ.
Cụ thể nếu như người mẹ này để con ở dưới xe quá lâu, cậu bé cũng gan lì không chịu nghe lời thì rất có thể cậu bé sẽ bị người lạ dắt đi. Thêm vào đó, tâm lý của bé cũng bị hoảng loạn. Cậu bé sẽ cảm thấy mẹ không còn muốn mình, không còn cần mình nữa.
Trên thực tế, đứa trẻ nào cũng trải qua những giai đoạn bất ổn về tâm lí. Đằng sau sự nổi loạn, ngang bướng của trẻ là quá trình đang trưởng thành. Các con cần niềm tin và sự thấu hiểu của cha mẹ. Những đứa con nếu cảm thấy đủ tình yêu thương từ cha mẹ, cảm thấy cha mẹ luôn quan tâm đến mình, không bao giờ bỏ rơi mình thì sẽ dần dần cải thiện tính cách. Do đó, cha mẹ nên đối phó với cơn giận dữ của con và của chính mình cách khéo léo để không ảnh hưởng tới tâm lý của con.
Cha mẹ nên đối phó với cơn giận dữ của con và của chính mình cách khéo léo để không ảnh hưởng tới tâm lý của con. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ có đủ niềm tin và sự phụ thuộc, con sẽ ngoan ngoãn và không phá phách
Ngày nay, gia đình nào cũng dành sự quan tâm rất lớn cho con cái. Không chỉ có bố mẹ yêu thương con mà ông bà và những người thân cũng nuông chiều trẻ, đáp ứng những nhu cầu của trẻ. Điều này cho phép trẻ hình thành tính cách phụ thuộc và không ương bướng hơn.
Mặc dù còn nhỏ nhưng mỗi đứa trẻ đều có những suy nghĩ và ý tưởng riêng của mình. Trẻ cho rằng bố mẹ phải hiểu mình. Nhưng trên thực tế bố mẹ không phải lúc nào cũng hiểu suy nghĩ của con và họ vẫn giáo dục con cái theo ý tưởng của riêng mình và quyết định thay cho con cái. Những đứa trẻ nghịch ngợm và không vâng lời thực chất lại là những đứa trẻ mong muốn cha mẹ lắng nghe suy nghĩ bên trong của chúng một cách nghiêm túc nhất.
Khi một đứa trẻ có suy nghĩ riêng và không thể diễn đạt rõ ràng, các hành vi quấy khóc hay khóc lóc sẽ xuất hiện. Nếu bố mẹ không thể hiểu được sự nghĩ của trẻ về mặt tâm lí, họ sẽ chỉ phán xét, trách cứ và mắng mỏ con một cách mù quáng. Họ sẽ chỉ nghĩ tới việc ngăn chặn hành vi của con thay vì tìm hiểu xem vì sao còn làm thế. Mối quan hệ của bố mẹ và con cái vì thế sẽ bị phá vỡ. Do đó, phương pháp tốt nhất chính là việc bố mẹ phải giao tiếp với con cái nhiều hơn.
Bố mẹ không thấu hiểu con mình sẽ làm cho khoảng cách giữa bố mẹ và con ngày càng xa (ảnh minh họa)
Bố mẹ nên học cách xác định nguyên nhân khiến con mình khóc, đưa ra phản hồi đúng lúc và giúp các con có được điều mình muốn một cách hợp lí. Đừng đánh mất niềm tin của con về bạn.
Phương pháp “đối xử lạnh nhạt”, bỏ mặc con ngồi đó của bố mẹ rất có hại cho trẻ
Nếu trẻ mắc lỗi, cha mẹ dĩ nhiên không thể ngay lập tức hiểu được lý do và mong muốn của con là gì. Khi đó, nếu bạn áp dụng biện pháp rời đi, bỏ mặc con, trẻ có thể hiểu nhầm hành vi đó của bố mẹ là không quan tâm đến mình. Điều này sẽ khiến trẻ tiếp tục lặp lại lỗi này. Thậm chí trẻ còn có thể mắc lỗi lớn hơn bởi vì không nhận được sự giáo dục của bố mẹ, không hiểu mình đã làm sai những gì để khắc phục.
Nếu cha mẹ sử dụng cách đối xử lạnh lùng để giáo dục con cái trong một thời gian dài, trẻ sẽ có cảm giác không ai quan tâm đến mình. Theo thời gian, chúng sẽ trở nên cô đơn, thờ ơ và thậm chí có thể trở nên nổi loạn. Trẻ sẽ hình thành suy nghĩ: đến bố mẹ còn không hiểu mình, không quan tâm đến mình thì làm gì còn ai quan tâm và yêu thương mình?
Một tình huống khác là trẻ em có thể hiểu nhầm cách đối xử lạnh lùng của cha mẹ là không quá bận tâm với sự ngang bướng của mình, dù rằng mình có gào khóc hay hư đốn thì bố mẹ cũng không mắng mỏ mà mặc kệ. Chúng sẽ nghĩ ngay cả khi chúng phạm lỗi, bố mẹ sẽ không chỉ trích. Một khi những hiểu lầm như vậy xuất hiện, trẻ em sẽ tăng cường hành vi sai trái của chúng và rất khó để bố mẹ kiểm soát và dạy dỗ được con mình.
Đứa trẻ còn nhỏ và không có khái niệm rõ ràng đúng và sai về nhiều thứ. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn, thay vì để trẻ lạc lối trong thái độ lạnh lùng của cha mẹ.
Khi trẻ khóc và không nghe lời, bố mẹ nên áp dụng bài học “4 không” này:
- Không mắng trẻ vì đây là biện pháp tồi tệ. Nó cũng sẽ khiến trẻ trở nên nóng nảy, không kiểm soát được cảm xúc như vậy.
- Không đánh con: Hãy nghĩ lại một chút. Bạn quá to lớn, còn con bạn quá nhỏ. Nếu bạn đánh con nghĩa là bạn đang chơi một trận chiến không công bằng với con vì chúng không thể chiến đấu lại với bạn
- Không giảng giải lý thuyết ngay lúc đó: Khi đứa trẻ đang trong một tâm trạng tồi tệ, tất cả những gì bạn nói đều vô nghĩa, chúng sẽ chẳng lắng nghe, không hiểu và không có tác dụng gì. Vì vậy, hãy chờ một chút trước khi dạy cho con điều gì là đúng, là sai.
- Không rời đi khi trẻ đang cần bạn: Trẻ gây náo loạn là vì muốn hướng tới bố mẹ, cầu mong ở bố mẹ sự đáp lại. Nếu bạn rời đi, trẻ sẽ hiểu lầm hành vi đó là không quan tâm hoặc việc trẻ làm là chẳng sai trái gì.
Không đánh con, cũng không la mắng, vậy rốt cục, bố mẹ phải làm gì để hướng dẫn con đúng đắn khi con quấy khóc, ăn vạ? Dưới đây là những tuyệt chiêu mà bạn nên áp dụng:
Khi trẻ em đưa ra những yêu cầu vô lý và gào khóc, người lớn sẽ không thể chịu đựng được. Sự thôi thúc không tích cực lúc đó đôi khi sẽ khiến chúng ta làm một số việc mà sau đó chúng ta phải hối hận. Trước hết, cha mẹ nên làm dịu cảm xúc của chính mình. Sau khi hít một hơi thật sâu trong một phút, hãy từ từ ngồi xổm xuống để kiên nhẫn giao tiếp với trẻ để cho bé biết rằng bạn quan tâm đến con và sẽ cùng con giải quyết vấn đề này.
Sau khi cảm xúc của trẻ đã dần bình tĩnh lại, bố mẹ nên sử dụng giọng điệu kiên quyết để từ chối những yêu cầu vô lý của trẻ và nói với bé tại sao không làm như vậy, hoặc tại sao không mua đồ chơi mà bé thích. Nếu trẻ vẫn khóc, vào lúc này, bố mẹ nên cố gắng không nói chuyện. Bố mẹ có thể giữ lấy tay con, nhìn thẳng vào mắt con bằng ánh mắt dịu dàng để chuyển hướng chủ đều và khiến con chú ý hơn vào mình.
Đôi khi sau khi bố mẹ và con cái kiên nhẫn nói về việc đó, đứa trẻ vẫn ngang bướng gào khóc không chấp nhận. Trong tình huống này, nhiều bố mẹ, đặc biệt là các bà mẹ sẽ mềm lòng và dễ dàng thỏa hiệp với con. Hãy nhớ rằng, đây không phải là câu chuyện trẻ gào khóc trong vài phút, nói sẽ dần hình thành một thói quen trong thời gian dài.
Nếu bạn thỏa hiệp trẻ sẽ nghĩ cứ áp dụng chiêu như vậy là bố mẹ phải theo ý mình. Bạn cần phải kiên quyết, cứng rắn không chiều theo ý muốn vô lý của trẻ. Hãy phân tích để con hiểu, đồng thời đứa ra một số đề nghị khác hấp dẫn hơn, chẳng hạn như một cái ôm ấp áp và lời khen ngợi: Con là một đứa trẻ ngoan, bố mẹ yêu con!