Đưa con đi siêu thị là việc làm thú vị nhưng đôi khi cũng "mạo hiểm" bởi trẻ theo mẹ đi siêu thị đòi mua "1 tỷ thứ" từ kẹo mút, kem, đồ uống, đồ chơi… mẹ lại vừa phải tìm đồ để mua, vừa trông con không chạy lung tung, nghịch phá mọi thứ trong đồ đạc.
Đưa trẻ đi siêu thị, mẹ luôn phải để mắt tới con mọi lúc mọi nơi.
Thế nhưng dù “cẩn trọng” cỡ nào, chỉ cần 1 phút lơ đễnh của mẹ thôi thì con cũng có thể gây ra “tai họa”. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây chính là một ví dụ điển hình, nhưng cách hành xử của người mẹ này lại khiến cư dân mạng không ngừng bàn tán.
Bà mẹ này có một cậu con trai 3 tuổi, tên Nguyên Bảo, vô cùng hoạt bát, dễ mến và đáng yêu. Nhưng vì Nguyên Bảo quá hiếu động và tò mò nên thi thoảng cũng khiến mẹ phải đau đầu. Một ngày nọ, mẹ Nguyên Bảo đưa con trai đi siêu thị, cậu bé rất thích vì xung quanh có rất nhiều thứ lạ lẫm, nhiều màu sắc và cả những món ăn vặt yêu thích của cậu nhóc nữa.
Thế nhưng vì ăn nhiều đồ ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt và đồ chiên rán không tốt cho sức khỏe nên mẹ Nguyên Bảo thường không hay mua cho cậu bé ăn. Lần này, cậu bé đòi ăn cây kẹo mút có hình thù nhân vật hoạt hình nên đã khóc to đòi mẹ mua. Mẹ Nguyên Bảo giữ nguyên thái độ kiên quyết, đưa con tới quầy thanh toán.
Nhưng khi hai mẹ con bước ra khỏi cửa kiểm tra an ninh thì chuông báo động lại reo lên không ngừng. Nhân viên bảo vệ lập tức chạy tới, nắm lấy tay Nguyên Bảo lôi đi đòi khám xét. Tình hình lúc này dọa Nguyên Bảo hoảng sợ, vì bị nắm tay đau nên kêu lên một tiếng rồi gào khóc đòi mẹ. Ngay lập tức, bà mẹ trẻ kéo con trai lại từ phía bảo vệ, vừa xoa tay vừa dỗ dành con trai.
Tình huống hỗn loạn lúc này tại siêu thị.
Một lúc sau khi Nguyên Bảo đã bình tình trở lại, bà mẹ mới từ từ nói chuyện với nhân viên bảo vệ của siêu thị: "Trẻ con còn nhỏ, không hiểu chuyện, sao anh lại có cách hành xử bạo lực như vậy với con ngay tại nơi đông người? Hơn nữa chưa hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, sao người lại lại có quyền khám xét con trai tôi khi chưa có sự đồng ý của mẹ nó? Hành vi của anh đã gây ra bao nhiêu tác hại cho tâm lý của con trai tôi, tôi cần phải lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của bé!".
Một lúc sau, giám đốc siêu thị và cả quản lý đều xuống tận nơi xin lỗi mẹ con Nguyên Bảo vì sự cố máy kiểm tra an ninh. Sau khi kiểm tra lại, trong túi Nguyên Bảo đúng là có một câu kẹo mút chưa được thanh toán, tuy nhiên do thái độ của nhân viên bảo vệ là không đúng nên phía siêu thị cũng không truy cứu gì thêm. Mẹ Nguyên Bảo cũng nhẹ nhàng xin lỗi vì đã để con trai lấy trộm kẹo mút và hứa sẽ trách phạt con trai, nhưng đồng thời bà mẹ này cũng yêu cầu nhân viên bảo vệ xin lỗi con trai vì điều này ít nhiều có ảnh hưởng tâm lý đến trẻ nhỏ.
Không thể tránh khỏi việc trẻ có những hành động không đúng đắn về hàng hóa khi đi siêu thị, thực tế là bé không có nhận thức về quyền tài sản. Trẻ chưa hiểu thế nào là khái niệm về mua, về việc phải trả tiền. Trong những trường hợp khó xử như thế này, cha mẹ nên có cách hành xử đúng đắn tránh khiến con bị tổn thương tâm lý, còn phải giúp trẻ hiểu được hành vi của mình là sai trái. Vậy phải làm sao khi trẻ phạm lỗi nơi đông người?
Không quát mắng con ngay tại nơi đông người: Thay vì thấy việc xấu con vừa làm là quá nghiêm trọng, cha mẹ hãy học cách tôn trọng con ngay cả khi con mắc lỗi, coi như đây chính là dịp để hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt. Đừng vội quát mắng, cáu giận với con ngay tại nơi đông người vì bớt nóng nảy thì hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều. Hơn nữa, quát nạt con nơi đông người sẽ làm trẻ cảm thấy xấu hổ, tổn thương và ám ảnh tâm lý.
Giải thích nhưng không dọa nạt: Hãy giải thích ngắn gọn cho trẻ hiểu vì sao phải làm thế này thế kia. Như vậy tức là cha mẹ đã cung cấp cho bé nền tảng quan trọng để bé có những hành vi tốt. Trẻ ghi nhớ lời cha mẹ dạy tốt nhất qua thái độ biểu đạt nhẹ nhàng của phụ huynh, đồng thời cũng sẽ bắt chước hành vi của cha mẹ, do đó hãy noi gương cho con từ những hành vi nhỏ nhất.
Phạt trẻ khi tái phạm: Hãy đặt ra kỷ luật để con không vi phạm những hành vi sai đã được cha mẹ dạy trước đó. Trẻ cần 1 chút nghiêm khắc từ người lớn để tránh tái phạm nhiều lần. Tuy nhiên, khi đã hứa sẽ phạt con nếu con tái phạm thì cha mẹ tuyệt đối không được “nuốt lời”, lâu dần sẽ khiến trẻ xem thường lời hứa suông của cha mẹ.
Cha mẹ hãy có cách hành xử đúng đắn khi con phạm lỗi nơi đông người.
Lắng nghe suy nghĩ của trẻ: Dù trẻ còn rất nhỏ nhưng thế giới quan của con cũng đang dần được hình thành. Khi cần, cha mẹ vẫn nên lắng nghe con và xem xét, khuyên nhủ con để kịp thời nắm bắt tình hình, sửa sai từ trong tư tưởng của trẻ. Ví dụ như khi đi siêu thị, cha mẹ có thể thỏa thuận với con rằng "mỗi lần chỉ được mua một món và số lượng phải có hạn", đừng ngăn cản trẻ không được mua bất kỳ thứ gì sẽ khiến trẻ bị ức chế mà “làm liều”.