Con cắn vỡ nhiệt kế, bố sơ cứu giỏi bác sĩ cũng phải khen, không cần đưa tới bệnh viện

Chỉ trong vòng chưa đầy 60 giây, ông bố đã làm sạch khoang miệng cho con.

Nhiệt kế thủy ngân là một vật dụng thiết yếu có trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, món đồ y tế này cũng khá nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu vô tình làm vỡ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần sớm biết cách xử lý đúng trong các trường hợp khẩn cấp như vậy để tránh hậu quả đáng tiếc.

Chia sẻ từ một ông bố ở Thiểm Tây, Trung Quốc, gia đình ông có cậu con trai 5 tuổi tên Jiang Hua. Cậu bé đang ở tuổi nghịch ngợm, hiếu động và tò mò về mọi thứ. Khi thấy chiếc nhiệt kế được để trên bàn, cậu bé cầm cho vào miệng thì thấy khá mát nên cắn vỡ.

con can vo nhiet ke, bo so cuu gioi bac si cung phai khen, khong can dua toi benh vien - 1

Đúng lúc đó, bố của Jiang Hua nhìn thấy, ông lập tức giữ con trai ngồi yên tại chỗ, dùng đèn pin điện thoại di động để lấy hết phần nhiệt kế trong miệng của bé. Rất may phần nhiệt kế tràn ra chưa nhiều và bé cũng chưa kịp nuốt vào trong bụng nên ông đã lấy hết được ra ngoài.

Bố của Jiang Hua sau đó đã kiểm tra kĩ miệng con thì thấy màng chất nhầy niêm mạc trong miệng còn nguyên, không bị ảnh hưởng nên cảm thấy yên tâm hơn. Sau đó ông cho con súc miệng bằng nước nguội. Tất cả quá trình sơ cứu của ông chỉ kéo dài trong vòng chưa đầy 60 giây.

Tiếp đến, ông đã vội vàng gọi điện cho người bạn của mình làm trong bệnh viện để hỏi liệu rằng có cần đưa đứa trẻ đi kiểm tra không.

Sau khi nghe cách sơ cứu và tình hình, vị bác sĩ nói: "Điều trị rất tốt và không cần phải đưa đứa trẻ vào trong bệnh viện thời điểm dịch bệnh này. Không có vết thương ở miệng của đứa trẻ cộng với việc bạn đã lấy hết thủy ngân ra ngoài, bé không nuốt phải thì đường tiêu hóa cũng không phải là vấn đề. Ngay cả khi nuốt phải, nó sẽ được thải ra qua phân". Nghe người bạn phân tích, bố Jiang Hua cảm thấy vô cùng yên tâm.

con can vo nhiet ke, bo so cuu gioi bac si cung phai khen, khong can dua toi benh vien - 3

Về nguyên tắc, cách sơ cứu chuẩn xác khi trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân là:

- Không được di chuyển, lấy thủy ngân ra càng sớm càng tốt

Chủ yếu là không để mảnh vỡ của nhiệt kế vỡ đâm vào lớp niêm mạc miệng của bé vì điều này càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Cha mẹ không nên chỉ chú ý đến mảnh vỡ thủy tinh mà cần xem có thủy ngân trong miệng hay không và lấy nó ra ngoài.

- Quan sát xem có vết thương trong miệng bé không

Nếu có vết xước trong miệng bé thì cần đến bệnh viện ngay lập tức. Còn không, cho trẻ súc miệng bằng nước sôi để nguội.

- Đưa trẻ đến bệnh viện

Việc đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra lại là điều cần thiết để các bác sĩ thăm khám, xác nhận chắc chắn bé không có vấn đề gì.

Mắt con dính chặt vì nhỏ nhầm keo 502, bố vơ vội lọ nước đổ thêm vào
Theo Chi Chi (thoidaiplus.giadinh.net.vn)