Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khá chung chung như ăn kém, quấy khóc, có thể sốt. Mặc dù vậy, khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch thì những biểu hiện này lại không rõ ràng.

Trẻ sơ sinh thường ít gặp bệnh viêm tai giữa hơn so với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Ở tuổi sơ sinh thường hay gặp phải tình trạng viêm ống tai hoặc nhọt tai biên ngoài hơn. Khi ở độ tuổi này, trẻ sẽ gặp phải tình trạng bị viêm mũi mủ hoặc cảm cúm, bị nôn trớ nhiều.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? - 1

Trẻ sơ sinh thường ít gặp bệnh viêm tai giữa hơn so với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. (Ảnh minh họa)

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng tai giữa ở trẻ sơ sinh bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Vi khuẩn thường sẽ tiếp cận tai giữa thông qua ống eustachian (phần nối tai giữa với mặt sau của cổ họng), sau đó di chuyển từ phía sau cổ họng và gây tình trạng nhiễm trùng.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm tai giữa nói riêng và những bệnh lý nói chung thường khó chẩn đoán, điều trị hơn do trẻ chưa có những biểu hiện ngay hoặc có thể tự nói ra những triệu chứng rõ ràng.

Vì thế, cha mẹ cần phải có những kiến thực về các dấu hiệu nhận biết sớm, đưa trẻ đi khám và điều trị nếu như không may bị mắc bệnh. Dưới đây là một số những dấu hiệu thường gặp nếu trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa.

- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường thấy nhất. Trẻ sơ sinh khi bị viêm tai giữa và viêm đường hô hấp thường có biểu hiện sốt từ 39 đến 40 độ C. Mặc dù, đây có thể là dấu hiệu thường gặp nhưng lại không đặc trưng do viêm tai giữa, trẻ có thể bị mắc những bệnh lý khác gây ra các triệu chứng này.

- Bị đau và khó chịu ở tai: Viêm tai giữa thường khiến cho phần niêm mạc tai bị tổn thương, viêm nhiễm cùng với sự tích tụ dịch mủ nên gây nên một số khó chịu và đau đớn dành cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại chưa thể có các biểu hiện rõ ràng đối với tình trạng đau tai của mình, cha mẹ cần phải chú ý đến một số biểu hiện sau đối với trẻ:

+ Trẻ thường lắc đầu và lấy tay để dụi tai.

+ Trẻ thường bỏ bú, quấy khóc nhiều, khó dỗ dành.

+ Trẻ thường bị thao thức, có thể mất cữ ngủ.

+ Tai xuất hiện dịch mủ hoặc nước chảy từ trong tai ra.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? - 2

Sốt cao là biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị viêm tai giữa. (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu này, phụ huynh không nên cố gắng kéo tai để nhìn vào bên trong lỗ tai của trẻ do lỗ tai trẻ khá nhỏ hẹp. Ngược lại, khi làm như vậy, trẻ sẽ bị đau đớn, khó chịu hơn. Do vậy, cha mẹ không nên thực hiện mà cần có các bác sĩ chuyên môn thăm khám, kiểm tra.

- Chảy mủ từ tai: Nếu có dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đang bị viêm tai giữa giai đoạn nặng. Tuy vậy, nhiều phụ huynh thường bị nhầm lẫn do các triệu chứng ban đầu như đau tai, quấy khóc đã giảm hẳn.

Điều này là do mủ bị mưng trong tai tích tụ quá nhiều dẫn đến vỡ và dịch bị chảy ra ngoài. Vì thế, điều quan trọng cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra.

- Rối loạn tiêu hóa: Nếu bị viêm tai giữa, trẻ sơ sinh cũng đồng thời gặp một số các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, có thể bị nôn mửa...do đờm, dịch đi xuống hệ tiêu hóa.

Khi bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh từ những bệnh về đường hô hấp, trẻ cũng có các biểu hiện bệnh tương ứng với những đặc điểm là triệu chứng kéo dài dai dẳng.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? - 4

Cha mẹ cần phải chú ý đến trẻ để phát hiện bệnh viêm tai giữa sớm.(Ảnh minh họa)

Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng tai của con mình, bao gồm:

- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ: Những trẻ cập nhật vắc xin sẽ ít bị nhiễm trùng tai hơn so với những trẻ chưa được tiêm phòng.

- Cân nhắc việc cho con bú sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa các kháng thể có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai và một loạt các bệnh khác. Cho dù mẹ cho trẻ ăn sữa ngoài hay sữa công thức, hãy đảm bảo trẻ ngồi dậy trong khi bú để ngăn chất lỏng chảy vào tai giữa.

- Rửa tay thường xuyên: Cách tốt nhất để bảo vệ bé chống lại cảm lạnh và cúm là giữ cho tay của bé luôn sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước cho bé nếu tiếp xúc với những đồ vật bị bẩn.

- Tránh xa những người bị bệnh: Không cho bé đến gần với trẻ em hoặc người lớn bị bệnh.

- Tránh khói thuốc: Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn gấp ba lần so với những trẻ không tiếp xúc với khói thuốc.

Viêm tai giữa - bệnh ám ảnh các mẹ có con nhỏ, BS chia sẻ cách phòng bệnh hiệu quả
Theo Linh San Tổng hợp (Thời báo văn học nghệ thuật)