Chi tiêu sinh hoạt gia đình trong thời kì bão giá khi xăng tăng, điện tăng, nước tăng, thực phẩm tăng... là điều khiến nhiều người đau đầu. Nhất là với những gia đình có con nhỏ có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu bao gồm tiền học, chi phí y tế, và cả các bữa ăn thường ngày phải đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển tối đa cho trẻ.
Trong khi nhiều gia đình cho biết trung bình mỗi tháng lên tới vài chục triệu hoặc cả trăm triệu để chi trả cho tất cả các chi phí của bố mẹ và con cái thì mới đây một bảng chi tiêu chi phí sinh hoạt gia đình khiến nhiều người khá bất ngờ. Theo đó bảng chi tiêu sinh hoạt của gia đình anh Long chị Minh Huyền ở Hà Nội tiết lộ, gia đình 4 thành viên bao gồm bố mẹ và 2 con nhỏ nhưng chỉ mất 2.650.000 nghìn đồng/tháng cho tất cả các khoản phụ phí.
Ảnh minh họa
Cụ thể, bà mẹ này cho hay, mỗi tháng hai vợ chồng có thu nhập tổng cộng khoảng 30 triệu đồng nhưng khi chi trả hết các khoản vẫn gửi ngân hàng tiết kiệm được 4-5 triệu đồng 1 tháng.
Các khoản chi tiêu trong gia đình được bà mẹ 2 con liệt kê như sau:
- Tiền ăn sáng: 300 nghìn đồng
- Ăn tối: 1,3 triệu đồng (vợ chồng ăn trưa tại công ty, các con ăn tại trường)
- Điện, nước, internet: 700 nghìn đồng
- Xăng: 100 nghìn đồng (anh Long làm gần nhà nên đi bộ, còn tôi đi chung với chị trong xóm và chia tiền xăng mỗi tháng)
- Dầu gội, sữa tắm, xà phòng: 150 nghìn đồng
- Mắm, muối, mì chính: 100 nghìn đồng
Ngoài ra, tôi không dùng mỹ phẩm, hạn chế mua sắm quần áo linh tinh. Chồng tôi lại không hút thuốc lá, không uống rượu, trà, cà phê nên khoản lặt vặt cũng tiết kiệm được đáng kể. Tổng tiền 2 triệu 650 nghìn".
Thậm chí chị Minh Huyền còn liệt kê chi tiết thực đơn 2 bữa ăn của gia đình 4 người sáng và tối để thêm chứng minh. "Ăn sáng của gia đình tôi thường là cơm vừng, ruốc hoặc trứng chiên. Tôi thường mua cả cân lạc - vừng về rang lên làm vừng cho cả nhà ăn. Hoặc mua thịt về làm ruốc để cải thiện bữa ăn. Hôm nào đổi bữa thì tôi tự làm bánh tráng nóng tại nhà, nấu bún khô hoặc rang cơm.
Ảnh minh họa
Tiền ăn tối thì tôi phân chia tiếp như sau: Vì thực phẩm trên thành phố khá đắt đỏ nên tôi chọn cách nhờ mẹ chồng mua ở quê và gửi lên. Xe nhà người quen nên cũng không mất nhiều phí cước gửi. Trong đó:
- 2 con gà: 300 nghìn đồng (tôi chia được 4 bữa + 1 bữa lòng xào, như vậy tôi đã được 5 bữa tối.
- 5kg thịt lợn: 500 nghìn đồng, được khoảng 10 bữa tối
- Trứng: 100 nghìn đồng được 30 quả trứng, tương ứng được 10 bữa tối
- Thịt bò: 100 nghìn đồng được 2 bữa tối
- Gạo được mẹ chồng gửi từ quê: miễn phí
Còn lại 300 nghìn đồng tôi mua rau và đậu để ăn cho các bữa. Các bữa ăn tôi thay đổi món xào, luộc, kho... để không bị nhàm chán. Hôm nào ăn trứng thì có thể kết hợp thêm đậu rán hoặc đậu sốt cà chua...
Hôm nào nhà có khách, tôi sẽ "hào phóng" chi thêm 50-100 nghìn đồng. Nhưng hôm sau cả nhà sẽ phải "ăn sẻn" để cân bằng lại. Thú thực nhà tôi cũng ít mời bạn đến chơi nhà.
Chị Minh Huyền cũng cho biết mức chi tiêu tiết kiệm này được gia đình chị và các con thực hiện từ rất lâu và tất cả các thành viên trong gia đình đều vô cùng hài lòng.
Cách chi tiêu vô cùng tiết kiệm của gia đình chị Minh Huyền khiến nhiều người khá bất ngờ bởi với mức lương trung bình, gia đình lại có 2 con nhỏ nhưng vô cùng hợp lý và tiết kiệm. Tuy nhiên bên cạnh đó không ít người tỏ ra ngờ vực, thắc mắc các khoản chi tiêu.
Ảnh minh họa
- Những hôm nắng nóng tiền điện tiền nước không thể chỉ 700 nghìn đồng được. Chẳng nhẽ gia đình anh chị quạt tay.
- em xin có ý kiến: gà 5 bữa + thịt lợn 10 bữa + trứng 10 bữa + bò 2 bữa" tổng là 27 bữa tối. Vậy tháng 31 ngày thì nhịn 4 bữa ạ. Và chia hết trứng với thịt vào bữa tối thì trứng với thịt ở đâu để làm ruốc và chiên ăn sáng ạ?
-Thế khoản học phí, sách vở đồng phục cho các con thì sao?
- Tiền đám cưới, ma chay hiếu hỉ thì sao không thấy nhắc tới?
- Nhà mình chỉ có 1 con nhưng riêng tiền ăn sáng đã 1 triệu/ người rồi nên chắc chắn không thể chi tiêu với mức đó được.
Vấn đề chi tiêu sinh hoạt phí trong các gia đình có con nhỏ thường là đề tài được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi chi tiêu cho trẻ nhỏ là những chi tiêu bất khả kháng. Vì thế dù người lớn có tiết kiệm thì với con nhỏ điều ngày khó có thể thực hiện được. Trước đó cũng có khá nhiều mẹ bỉm sữa chia sẻ những bảng chi tiêu trong gia đình mình khiến nhiều người khá ngỡ ngàng vì chỉ dưới 10 triệu đồng.
Bảng chi tiêu nuôi con nhỏ trong tháng của bà mẹ khiến ai cũng nể vì hết quả ít.
Bà mẹ S.N có 1 con nhỏ 2 tuổi chưa đi học nhưng tính sơ sơ các khoản cũng đã gần 5 triệu cho bé.
Bà mẹ N.N.Q có 2 con nhỏ, 1 tháng thông thường cũng tiêu khoảng 16,5 triệu đồng cho cả gia đình.
Chị N.K.C chia sẻ, gia đình chị sinh sống ở quê, riêng chi tiêu cho bé 2 tuổi đã hết 3,3 triệu đồng.
Gia đình có 1 con nhỏ, riêng chi cho bé đã hết 7,7 triệu đồng.
Từng kêu than gia đình 3 người chi hết 13 triệu/tháng, mẹ bỉm sữa này được dân mạng an ủi "đó là bình thường".
Bà mẹ trẻ Tạ Thu Trang từng bị dân mạng nói "tiêu hoang" khi 1 tháng gia đình chi tiêu hết gần 30 triệu đồng.
Bảng kê "dự toán" chi tiêu cho con nhỏ 1 năm đầu tiên hết hơn nửa tỷ đồng từng gây xôn xao.
Chị em hoang mang với mẹ bỉm sữa một tháng tiêu hết 70 triệu.
Nói về vấn để chi tiêu trong gia đình khi có 3 con, nữ đai gia Đoàn Di Băng từng cho hay: "Mỗi tháng, số tiền mà chúng tôi phải chi để nuôi con sẽ không giống nhau. Duy chỉ có các khoản cố định mà vợ chồng tôi phải chi là tiền lương cho các vú, học phí và tiền ăn uống. Còn các khoản shopping, du lịch không phải lúc nào cũng cần chi. Nhìn chung, vợ chồng tôi chi ít nhất khoảng 100 triệu đồng mỗi tháng cho các con". Trong khi một số người cho rằng con số này khá cao thì cũng có người đồng tình cho rằng đó hoàn toàn là hợp lý.
Vợ chồng Lý Hải Minh Hà cũng nổi tiếng giàu có nhưng chi tiêu không hề "quá tay" như nhiều người vẫn nghĩ. Theo đó cặp bố mẹ có 4 em bé nhưng luôn tính cách chi tiêu hợp lý. "Nhiều người cũng nghĩ, Lý Hải như vậy thì đầu tư cho con tốn kém lắm. Nhưng kỳ thực không phải vậy. Quần áo thì đứa trước để lại cho đứa sau dùng. Lúc chúng còn bé, bà xã Minh Hà cũng không sính dùng sữa ngoại mà cho con bú đến khi bé 1 tuổi, hoặc ít nhất cũng phải 10 tháng, thành ra không quá tốn kém như mọi người hình dung”.
Anh nói thêm: “Minh Hà từng đi du học bằng việc săn học bổng, nên nếu sau này các con muốn ra nước ngoài học thì có lẽ gia đình tôi cũng sẽ áp dụng cách này.
Bản thân tôi cũng không chủ trương sẽ cho con học trường quốc tế, dù có điều kiện. Học trường quốc tế đồng nghĩa với việc bạn phải xác định cho con du học thì mới phù hợp. Còn nếu sau đó lại học đại học trong nước thì chắc chắn sẽ có sự lệch pha về phương pháp dạy, môi trường học tập, làm cho con khó mà thích nghi được.
Hiện tại, bé lớn nhà tôi cũng đang học mẫu giáo ở trường công chứ cũng không học trường tư với mức học phí chỉ hơn một triệu đồng/tháng. Cũng có trường quốc tế 'nhờ' tôi đưa con đến học để quảng bá cho trường nhưng tôi không đồng ý.
Học ở trường chỉ là một phần, bản thân tôi nghiệm ra rằng, để trưởng thành, người ta còn phải học ở trường đời, ở sự trải nghiệm bản thân nữa. Chính vì vậy, tôi không quan niệm phải học ở trường quốc tế thì con cái mới phát triển được”.
Việc chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu tiền ở mỗi gia đình là khác nhau và không có con số chính xác để nói là đủ. Tuy nhiên, để duy trì cuộc sống tốt và đảm bảo tài chính nuôi con lâu dài, các chị em có thể áp dụng những mẹo nuôi con nhỏ tiết kiệm: - Nhờ ông bà ở quê gửi thực phẩm lên cho con: Thực phẩm vừa tươi sạch, đảm bảo mà giá thành lại rẻ hơn. - Tách từng khoản chi tiêu cho vào phong bì riêng để tránh tiêu lẹm. - Nên vạch ra những khoản mục nào có thể tiết kiệm. Ví dụ như quần áo cho bé. Vì trẻ còn nhỏ, lớn rất nhanh nên tiêu chí mặc quần áo cho bé chỉ cần đảm bảo cotton thoáng mát và sạch sẽ, chứ không cần mua quá nhiều. Những bộ đồ đẹp chỉ cần mua ít một, tùy theo từng thời kỳ bé lớn lên. - Mua đồ cho con nên chờ đợt khuyến mại. Ngoài ra, mẹ chỉ tập trung mua đồ cho con ở 1 đến 2 cửa hàng nhất định để tích điểm thưởng, nhận thẻ khách hàng thân thiết và chiết khấu. |