Sau khi sinh, cơ thể người mẹ khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả sẽ có nhiều thay đổi để dần dần hồi phục, trở về trạng thái trước kia. Đối với những người mới lần đầu sinh con, những thay đổi này có thể khiến họ bối rối và đôi khi còn dẫn đến hiểu lầm trớ trêu như bà mẹ trong câu chuyện dưới đây.
Bà mẹ trẻ họ Lý (sống tại Trung Quốc) do không học đại học nên kết hôn khá sớm, khi mới 20 tuổi. Sau ngày cưới, việc sớm sinh con cũng là ưu tiên hàng đầu của cô và hai bên gia đình.
Mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ khi chỉ sau 2 tháng là Lý có tin vui. Trong thời gian mang thai, cô cũng không bị nghén ngẩm, khó chịu gì, tâm trạng thoải mái và ăn uống rất ngon miệng. Mẹ chồng và mẹ đẻ thấy vậy càng chịu khó bồi bổ cho cô với hy vọng sẽ sinh được em bé bụ bẫm.
Mẹ chồng Lý mừng rỡ khi cô sinh mổ được con trai nặng 4,1kg.
Kết quả sau 9 tháng mang thai, Lý tăng tới hơn gần 30kg, kéo theo đó là chứng cao huyết áp trong thai kỳ và thai nhi cũng có cân nặng vượt chuẩn. Do đó, Lý không thể sinh thường mà đành chấp nhận sinh mổ. Con trai cô chào đời nặng 4,1kg khiến cả gia đình, đặc biệt là mẹ chồng mừng rỡ, đi khoe khắp nơi. Ưng ý cô con dâu "đẻ tốt" nên sau sinh bà càng chăm sóc cô kĩ càng hơn, bồi bổ bằng nhiều món ăn khác nhau.
Vậy nhưng một điều khiến bà mẹ trẻ cảm thấy kỳ lạ là sau sinh 2 tuần, cô lại thấy bụng hình như lớn hơn một chút.
Cùng với đó là thỉnh thoảng có chuyển động trong bụng y hệt như thai nhi đạp. Lúc này cô mới hốt hoảng nghĩ liệu có phải còn một đứa bé khác bị bỏ sót trong bụng. Khi nghe vợ nói chuyện, người chồng cũng không khỏi sợ hãi liền tức tốc đưa vào bệnh viện kiểm tra.
Tại bệnh viện, sau khi nghe Lý trình bày nghi ngờ của bản thân và khám cho cô, bác sĩ mới bụm miệng cười: "Làm gì có em bé nào, bụng cô to thế này là do tích mỡ đó, chắc người nhà chăm tốt quá rồi".
Bụng ngày càng lớn khiến Lý tưởng vẫn còn sót con nhưng bác sĩ cho biết đó là... bụng mỡ.
Khi Lý thắc mắc về chuyển động trong bụng, bác sĩ giải thích đó là chuyển động của các cơ quan nội tạng đang dịch chuyển dần về vị trí cũ. Vì cô vừa trải qua 9 tháng mang thai, đã quen với cử động của thai nhi nên nhạy cảm hơn hẳn và hiểu nhầm thôi. Nghe thấy vậy, đôi vợ chồng trẻ cũng phải bật cười rồi dẫn nhau ra về.
Những thay đổi về cơ thể sau sinh khiến mẹ “sốc nặng” Thân hình sồ sề Mẹ đều tưởng tượng rằng sau sinh sẽ nhanh chóng có lại vòng bụng phẳng lì như thời con gái. Trên thực tế trong những tháng đầu sau sinh, bụng mẹ sẽ vẫn khá lớn như đang mang bầu 3-4 tháng vậy. Ngực chảy xệ Ngực của mẹ sẽ không bao giờ có thể săn chắn như thời con gái, nhất là bạn cho con bú trực tiếp. Một hiện tượng nữa chị em cũng hay phải đối mặt đó là chứng rạn da ở ngực với những bà mẹ bị chửa ngực. Đau bụng Nếu bạn sinh con lần 2, đừng quá sốc khi nhận thấy những cơn đau co dạ con thực sự kinh khủng. Với mẹ sinh con lần đầu, triệu chứng này nhẹ nhàng hơn nhiều. Chứng đau do co dạ con sẽ xảy ra sau khi mẹ sinh nở một vài giờ và có thể kéo dài 3-4 ngày. Kinh nguyệt thất thường Rất nhiều bà mẹ chia sẻ những tháng đầu khi kinh nguyệt trở lại sau sinh rất thất thường, có khi là 25 ngày, 27 ngày hay cả 40 ngày. Thậm chí, có những người còn bị u nang phát triển trên buồng trứng sau sinh. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra sức khỏe sinh sản sau sinh thường xuyên hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu không ổn. Những vết bầm tím sau sinh Nếu bạn từng phải tiêm, truyền thuốc khi sinh con thì di chứng vẫn sẽ để lại trên cơ thể bạn bằng những vết bầm tím. Phải mất 3-4 tuần, những vết thâm này mới biến mất. Đi tiểu không kiểm soát Điều này không xảy ra với tất cả phụ nữ sau sinh, nhưng một số người đã trải nghiệm. Khi sinh con, thành âm đạo bị căng ra và có thể bị tê liệt. Kết quả có thể khiến bạn không cảm nhận được rằng mình cần đi tiểu. Điều này có thể làm bạn khá bối rối nhưng nó sẽ kết thúc sau một thời gian. |