Người xưa thường nói “đàn bà đi biển mồ côi một mình” là chỉ tình trạng các bà mẹ sẽ phải trải qua trong phòng sinh. Một mình chịu đựng đau đớn, một mình sinh con, một mình hạnh phúc nhìn con vừa chào đời vì chồng không được phép bén mảng vào khu vực sinh sản.
Ngày nay, các bệnh viện như đã hiểu được tâm lý của sản phụ nên đã bắt đầu đưa dịch vụ phòng sinh gia đình vào khoa sản. Mục đích của phòng sinh gia đình là để các mẹ bầu không cảm thấy cô đơn khi “vượt cạn” vì luôn có chồng ở bên cạnh. Song, thực tế thì có nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra sau khi ông chồng chứng kiến cảnh vợ sinh con.
Kể từ khi có bầu, Tiểu Giang (25 tuổi) đã tham khảo nhiều kiến thức, kinh nghiệm mang thai từ hai người bạn thân của mình. Trong đó, hai người bạn của cô đều nói rằng nhất định phải đăng ký phòng sinh gia đình để chồng có thể chứng kiến hết những vất vả, khó nhọc mà chị em phụ nữ đã phải trải qua khi sinh con cho họ. Sau này, các anh sẽ thấy thương vợ hơn mà chịu khó đỡ đần vợ trong chuyện nhà, chuyện chăm con.
Chứng kiến cảnh vợ đau đớn đến "biến dạng", chồng của Tiểu Giang đã sợ đến mức muốn lao ra khỏi phòng sinh.
Ban đầu, nghe vợ nói ý nghĩa của phòng sinh gia đình, chồng của Tiểu Giang không cần suy nghĩ nhiều, đồng ý cùng vợ vào phòng sinh ngay tắp lự. Thế nhưng, khi chứng kiến sự đau đớn đến mức “biến dạng” của vợ thì anh đã cảm thấy sợ hãi. Chồng của Tiểu Giang muốn bỏ chạy ra khỏi phòng sinh, nhưng vì vợ cứ ôm ghì lấy tay nên anh mới đành phải cố gắng trấn tĩnh mà ở lại.
Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh em bé chui ra từ “vùng kín” của vợ thì chồng Tiểu Giang đã lăn đùng xuống đất ngất đi. Lúc này, các y tá đành phải đỡ dìu chồng sản phụ ra ngoài về phòng nằm nghỉ. Khi trở về, các cô ấy còn nói với Tiểu Giang: “Mấy ông chồng này yếu bóng vía lắm, đã có 6 ông lăn ra ngất như chồng chị rồi ấy”. Điều này làm cô đỏ mặt vì xấu hổ bởi không ngờ chồng mình "yếu" thế.
Nhưng khi tận mắt thấy con đi ra từ "vùng kín" của vợ, chồng của Tiểu Giang đã lăn ra ngất.
Kể từ sau ngày vợ sinh con, chồng của Tiểu Giang thay đổi hẳn. Anh không còn nói chuyện với vợ mỗi ngày, anh không muốn bế con và anh ôm gối qua phòng khác ngủ. Ngày từng ngày trôi qua, Tiểu Giang đều phải một mình chăm con vì chồng luôn kiếm cớ về muộn. Con 6 tháng, Tiểu Giang quá mệt mỏi. kiệt sức và suy sụp nên đã quyết định nói chuyện với chồng. Cô thật sự không hiểu vì lý do gì mà từ một người chồng yêu thương vợ hết mực nay quay ngoắt thay đổi đến không ngờ.
Nghe vợ chất vấn, chồng Tiểu Giang thú nhận rằng chính khoảnh khắc vợ sinh con đã để lại một vết đen tâm lý trong lòng của anh. Mỗi lần nhìn thấy vợ con, hình ảnh ấy lại hiện ra khiến anh cảm thấy buồn nôn. Cuối cùng, theo lời giới thiệu của một người bạn, Tiểu Giang đành đưa chồng đi trị liệu tâm lý. Mất hơn 2 năm, anh mới lấy lại được cân bằng và trở lại là người chồng người cha yêu thương vợ con hết mực.
Trên thực tế, có không ít ông chồng bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi vào phòng sinh cùng vợ. Thậm chí, một số anh còn giống như chồng của bà mẹ Tiểu Giang, ngất ngay tại chỗ khi nhìn thấy cảnh vợ sinh con. Mặc dù theo tâm lý chung, các mẹ bầu đều muốn có chồng bên cạnh để an ủi động viên mình, để chồng chứng kiến cảnh tượng thiêng liêng khi con chào đời. Song, Tiến sĩ Michel Oden – chuyên gia sinh sản uy tín người Pháp có hơn 50 năm kinh nghiệm trong phòng sinh, cho biết tốt nhất không nên để người chồng vào phòng sinh cùng vợ vì một số lý do sau:
1. Sự bất an của gười chồng sẽ làm sản phụ mất tập trung
Trong quá trình sinh nở, người mẹ cần tập trung toàn bộ trí lực của mình để lắng nghe và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, sự có mặt của người chồng lại làm sản phụ mất tập trung, từ đó không thể hợp tác tốt với bác sĩ. Chưa kể, một số ông chồng còn nhấp nha nhấp nhỏm vì lo lắng hay sợ hãi càng khiến người mẹ thêm không chú ý, khiến cho quá trình sinh con trở nên kéo dài hay khó khăn hơn.
Thậm chí, một vài anh còn ngất ngay trong phòng sinh khiến các y bác sĩ phải chia nhau ra, người lo cho sản phụ, người lo cho người nhà bệnh nhân.
2. Chuyện chăn gối sau sinh bị ảnh hưởng
Chứng kiến toàn bộ quá trình sinh nở của vợ, các anh chồng sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng vì những áp lực trong lúc chuyển dạ của vợ gây ra như thấy vợ đau đớn, chảy máu, la hét, rặn đỏ cả mặt… Áp lực này không dễ gì để mất bị và nhiều ông chồng đã trốn tránh chuyện ân ái trong một thời gian dài cho đến khi lấy lại được sự cân bằng về tâm lý.
3. Người chồng bị ám ảnh cảnh vợ sinh con tới mức trầm cảm
Cũng giống như chồng của Tiểu Giang, có một vài người đàn ông không thoát khỏi được cái bóng tâm lý căng thẳng khi chứng kiến toàn cảnh sinh nở của người phụ nữ. Và dù yêu vợ lắm nhưng họ vẫn không thể chấp nhận được việc này nên dẫn đến ý định trốn tránh không động chạm vào vợ.
Tất nhiên, không phải là anh chồng nào cũng bị yếu tâm lý đến mức bị cảnh vợ sinh con ám ảnh mãi. Thậm chí, nhiều anh khi tận mắt chứng kiến sự đau đớn của vợ còn yêu thương người phụ nữ của mình hơn. Song, trước khi quyết định cho chồng vào phòng sinh, các chị em nên cân nhắc thật kỹ vì thực tế là đại đa số các anh chồng đều không phù hợp ở bên cạnh vợ khi chuyển dạ.