Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh

Bác sĩ Nhi - Lê Ngọc Hồng Hạnh đưa ra những lời khuyên và thông tin chi tiết hơn dành cho các bậc phụ huynh để nhận biết, phòng tránh và điều trị cảm lạnh ở trẻ nhỏ.

Cảm lạnh là tên gọi chung của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus. Nếu bé có những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục thì có thể bé đã bị cảm lạnh. 

Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến tháng 2-3 năm sau, vì vậy trẻ bị cảm lạnh thường xuyên nhất trong những tháng này. Một em bé sinh ra khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trong năm đầu đời. Bởi giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu dễ bị virus tấn công.

Vậy cha mẹ nên làm thế nào để phòng ngừa trẻ bị cảm lạnh, ốm vặt khi thời tiết chuyển mùa? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu thêm về vấn đề này.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 3

Có nên cho trẻ đeo tất, mặc nhiều đồ cho trẻ vào mùa đông để tránh bị cảm lạnh?

Từ lâu, bí kíp được các mẹ, các bà phòng tránh cảm lạnh cho trẻ là giữ ấm cho trẻ bằng quần áo để tránh gió lạnh tiếp xúc với cơ thể trẻ sinh ra cảm lạnh. Đặc biệt, quan niệm chăm sóc trẻ con thời xưa thường khiến các bà nghĩ rằng cháu nhỏ luôn luôn bị lạnh, phải đi tất, đeo bao tay, mũ trùm, mặc nhiều quần áo 24/24, kể cả lúc trẻ ngủ. 

Chưa rõ tác dụng của việc này có thật sự giúp trẻ tránh bị cảm lạnh hay không nhưng việc mặc quá nhiều quần áo và đeo tất thường xuyên khiến trẻ cảm thấy khó chịu, khó vận động và chân trẻ sẽ bị bó buộc, không tốt cho sự phát triển. Nếu đeo tất thường xuyên khiến trẻ đổ mồ hôi trộm, lâu ngày có thể khiến vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Trên thực tế, việc cho trẻ mặc nhiều quần áo để giữ ấm không phải là quan điểm đúng đắn mà ngược lại, nó phần lớn xuất phát từ suy nghĩ của người già bằng cảm nhận của chính họ. Vì khi lớn tuổi, quá trình trao đổi chất của người già sẽ chậm lại nên dễ cảm lạnh do virus xâm nhập, điều này khiến họ nghĩ trẻ con cũng dễ bị cảm vì nguyên nhân tương tự. 

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 4

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị cảm lạnh. (Ảnh minh họa)

Nhưng quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra rất nhanh, nhiều trẻ nhỏ lại hoạt động thường xuyên nên cơ thể sẽ tỏa nhiều nhiệt và tản nhiệt qua tuyến mồ hôi. Vì vậy, nếu trẻ chưa thực sự lạnh thì nên đi tất hay mặc nhiều đồ ấm cho trẻ, không có lợi cho việc tản nhiệt. 

Nên thường xuyên để trẻ đi chân trần, mặc quần áo ấm vừa phải để trẻ dễ hoạt động, chạy nhảy, điều này giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, trẻ ít ốm vặt, đi chân trần có thể giúp trẻ duy trì tư thế đi bộ tốt, giảm nguy cơ bé bị ngã…

Nhiều phụ huynh khi sờ vào chân của trẻ thấy lạnh thì nghĩ rằng cơ thể của trẻ đang bị lạnh, tuy nhiên kiểm tra nhiệt độ bàn chân là không chính xác. Hãy sờ vào lưng và cổ của trẻ, nếu tay chân lạnh và lưng ấm thì trẻ thực sự không lạnh mà đây là nhiệt độ trẻ cảm thấy thoải mái nhất. 

Nếu là mùa đông lạnh giá, nhiệt độ trong nhà quá thấp, ở nhà không có hệ thống sưởi sàn, trẻ em sẽ rất dễ cảm lạnh bởi hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Lúc này, có thể cho trẻ đi tất, mặc quần áo để giữ ấm.

Nên cho trẻ đi một đôi tất mỏng thoáng khí, tốt nhất là tất cotton, lưu ý phải chọn loại vừa chân của trẻ, không nên chọn tất quá chật ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Quần áo cũng nên chọn loại dày vừa phải, tránh khiến trẻ đổ mồ hôi quá nhiều khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển. 

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 5

Khi trẻ không quá lạnh, không nên bắt con phải mặc đồ quá nhiều, đi tất dày. (Ảnh minh họa)

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 6

Những cách bảo vệ trẻ tránh bị cảm lạnh, ốm vặt 

Bé có thể mắc bệnh nhiều hơn trong mùa đông vì đây là thời gian virus lây lan. Vì vậy, cha mẹ cần ghi nhớ những mẹo sau để có thể phòng ngừa cảm lạnh cho bé.

Giữ vệ sinh môi trường sống cho con: Lau dọn nhà cửa, khử trùng đồ chơi, sát khuẩn tay chân trước khi ôm và bế con là cách mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa vi khuẩn. Không khí và môi trường không sạch làm kích thích niêm mạc mũi, họng của bé, làm tăng khả năng bị bệnh.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 7

Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh minh họa)

Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng: Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, cha mẹ nên giữ bé sơ sinh tránh xa đám đông, một số loại virus gây ra triệu chứng cảm lạnh ở người lớn và trẻ em có thể đe dọa tính mạng trẻ như virus RSV.

Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định: Khi cảm thấy cơ thể bé bị lạnh, mẹ cần cho bé mặc thêm áo, bôi tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp... và giữ cho nhiệt độ cơ thể bé ổn định, tuy nhiên cũng không ủ ấm quá mức làm bé ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh. 

Tiêm phòng đầy đủ: Trẻ trên 7 tháng có thể tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa một số chủng cúm, trong đó có cảm lạnh do virus. Việc tiêm vắc xin sẽ ngăn ngừa các chủng cúm trẻ mắc phải không kết hợp với các chủng có trong vắc xin khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 8

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng. (Ảnh minh họa)

Tăng cường chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giàu vitamin để tăng sức đề kháng, hạn chế ăn các thực phẩm lạnh. 

Cảm lạnh thông thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cảm lạnh cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm mà cha mẹ cần chú ý.  Bác sĩ Nhi - Lê Ngọc Hồng Hạnh đưa ra những lời khuyên và thông tin chi tiết hơn dành cho các bậc phụ huynh để nhận biết, phòng tránh và điều trị cảm lạnh ở trẻ nhỏ.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 9

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 10

Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ? Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị cảm lạnh? 

Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi. Trẻ em có thể bị cảm đến 8 lần trong một năm. Nguyên nhân là có hàng trăm loại virus (hay còn gọi là siêu vi) có thể gây bệnh cảm lạnh và trẻ em thì không có đề kháng với bất kỳ loại siêu vi nào trong số đó. Khi hệ miễn dịch được xây dựng dần dần thì trẻ em sẽ ít bị cảm lạnh hơn.

Phần lớn cảm lạnh do rhinovirus ở trong những giọt bắn lơ lửng trong không khí hay trên những vật dụng mà trẻ chạm tay vào. Cảm lạnh thường kéo dài 5-7 ngày nhưng đôi khi đến 2 tuần ở trẻ nhỏ. Triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, chảy mũi hay nghẹt mũi, hắt hơi, nếu có sốt thường là sốt nhẹ.

Trẻ bị cảm lạnh thường vẫn cảm thấy khá tốt, ăn uống được và chơi bình thường. Đôi khi trẻ có thể cảm thấy rất mệt, đau họng, ho, đau đầu, đau cơn và ăn mất ngon. Nhầy mũi thường đặc, có màu và hoặc xanh.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 11

Cảm lạnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào ở trẻ nhỏ?

Những người lớn hút thuốc lá hoặc trẻ em ở trong môi trường có khói thuốc lá thường dễ bị cảm lạnh hơn và triệu chứng thường nặng hơn và kéo dài hơn và có thể dẫn đến viêm phế quản hay viêm phổi.

Ở những trẻ đã có vấn đề đường hô hấp hay thường xuyên khò khè thì khi bị cảm lạnh có thể dẫn vào cơn hen suyễn, gây khó thở rất nhiều.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 12

Vậy cha mẹ nên phòng tránh cảm lạnh ở trẻ nhỏ như thế nào?

Cảm lạnh rất dễ lây nhiễm, và không có vacxin để phòng ngừa (do có quá nhiều loại siêu vi gây cảm lạnh). Để tránh nhiễm bệnh, trẻ em cần:

- Tránh tiếp xúc gần với những người đang bị cảm.

- Tránh hút thuốc lá thụ động (gia đình có người hút thuốc lá làm trẻ hít phải khói thuốc)

- Rửa tay thường xuyên với xà bông/ nước rửa tay, đặc biệt là sau hắt hơi.

- Hắt hơi hoặc ho vào một khăn giấy hoặc vào vùng khuỷu tay chứ không dùng bàn tay.

- Không dùng chung khăn tắm, ly uống nước, hay dụng cụ ăn uống với người đang nhiễm bệnh

- Không chạm vào khăn giấy người khác đã sử dụng. 

- Bổ sung nhiều vitamin đa dạng và kẽm giúp tăng đề kháng cơ thể.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 13

Khi trẻ bị cảm lạnh, thường xuyên ốm vặt cha mẹ cần làm gì? 

- Cho trẻ uống nhiều nước và nước trái cây, ăn đồ mềm lỏng, dễ tiêu, nghỉ ngơi đầy đủ.

- Nước muối nhỏ mũi có thể làm lỏng nhầy mũi, giảm nghẹt mũi.

- Nếu trẻ có sốt, đau cơ hay không thoải mái, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp. Cảm lạnh không có điều trị đặc hiệu, thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng đau cơ hay đau đầu, sốt. Không bao giờ sử dụng aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em.

- Khuyến khích cả gia đình phải thường xuyên rửa tay để ngăn ngừa cảm lạnh lây lan. 

- Tắm nước nóng hay sử dụng miếng chườm nóng để giảm đau cơ.

- Lau dọn các vật dụng hay vị trí chạm tay vào nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính…

- Hạn chế người bị bệnh tiếp xúc với trẻ.

Giao mùa trẻ dễ bị ốm: Bác sĩ Nhi kê ra 7 việc cần làm để con luôn khỏe mạnh - 14

Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi bị cảm lạnh?

Cảm lạnh có thể có cùng triệu chứng với nhiễm siêu vi khác như: cúm (influenza virus), Covid 19 (một loại coronavirus), hay đôi khi là nhiễm trùng.

*Phân biệt cảm lạnh với cúm: Triệu chứng cúm thường nặng hơn cảm lạnh, trẻ có thể sốt đột ngột, với đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân, đau họng, chảy mũi và ho. Trẻ thường thấy mệt mỏi, chán ăn, có khi có đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng. Đa phần bệnh nhân nhiễm cúm có thể khỏi bệnh tại nhà, đôi khi cần phải nhập viện điều trị. Cúm có thể phòng ngừa bằng chích ngừa cúm mỗi năm

Nhiễm Covid 19: Trẻ em nhiễm Covid 19 có thể có triệu chứng nhẹ như cảm lạnh hoặc giống cúm, nhưng một triệu chứng thường được nhắc nhiều trong nhiễm Covid 19 là mất mùi vị.

Đôi khi viêm họng do vi khuẩn hoặc viêm phổi cũng xuất hiện triệu chứng tương tự, và do đó khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám bệnh để làm một số xét nghiệm. 

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh khi:

- Trẻ trở nặng hơn (nếu sau 3 ngày mà triệu chứng nặng hơn thay vì hồi phục, thì trẻ có thể bị viêm họng do vi khuẩn, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi).

- Trẻ khó thở, thở nhanh.

- Ho có nhiều đàm

- Sốt cao

- Đau đầu dữ dội, đau bụng dữ dội, đau ngực, đau họng nhiều khó nuốt, đau tai

- Nổi hạch ở cổ

- Trẻ có vẻ lú lẫn, mệt bất thường

- Ngủ quá nhiều hoặc thức giấc lúc ngủ nhiều lần

- Da mặt hoặc môi tái xanh.

- Bỏ ăn, ăn uống kém.

- Nếu trẻ có bệnh nền như hen suyễn, suy giảm miễn dịch… cũng cần phải đi khám ngay khi bắt đầu thấy mệt hay có triệu chứng cảm lạnh.

Trẻ có hành vi kỳ lạ này là tật xấu trong mắt mẹ, nhưng IQ cao trong mắt chuyên gia
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)