Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp kèm mưa, gió lạnh là điều kiện khí hậu khiến hầu hết trẻ nhỏ dễ bị ốm, mắc các bệnh về đường hô hấp hay trẻ tiêu hóa kém hơn. Từ đó dẫn đến việc bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này cũng là do bắt nguồn từ việc sức đề kháng với bệnh tật trong cơ thể trẻ bị suy giảm.
Sức đề kháng cơ thể thường giảm vào mùa đông khiến trẻ dễ bị ốm hơn. (Ảnh minh họa)
Đông về và nỗi ám ảnh mang tên “con ốm”
- Về mùa đông, nhiệt độ rất thấp, có những ngày dưới 10 độ C. Khi nhiệt độ càng xuống thấp, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát sinh và lây lan nhiều hơn trong không khí. Nếu trẻ không được bảo vệ tốt bên ngoài và chăm lo chế độ dinh dưỡng đầy đủ càng dễ nhiễm các virus gây bệnh này.
Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu, kém hơn so với người lớn, khi bị nhiễm các virus có hại, sức đề kháng càng suy giảm mạnh mẽ hơn, dễ bị ốm, mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi. Nhất là đối với những trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh này càng cao.
- Môi trường sống của trẻ không được trong lành. Không gian sống chật hẹp, ẩm ướt, thiếu ánh sáng cũng chính là nguyên nhân khiến các virus gây bệnh lây lan nhanh hơn. Người lớn có thể tránh được các loại virus này nhưng trẻ nhỏ sức đề kháng kém thì nhanh chóng bị nhiễm bệnh.
- Nồng độ vitamin D giảm. Trong những ngày này, cơ thể trẻ nhận được ít vitamin D hơn do giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì hệ thống miễn dịch ở trẻ. Do đó, khi thiếu hụt vitamin D vào mùa đông, đề kháng cơ thể trẻ yếu hơn, khả chống chọi bệnh tật cũng kém.
Ngoài ra, với những trẻ đã tiền sử thường xuyên ốm vặt thì việc giảm đề kháng, mắc bệnh vào mùa đông nhanh hơn, dễ hơn.
Tăng cường áo giáp đề kháng cho con, khó hay dễ?
Sẽ là khó nếu các mẹ hiện đại nghiêm túc nhìn nhận đây là một vấn đề phức tạp không thể giải quyết trong ngày một ngày hai bởi nuôi con là một hành trình dài. Tuy nhiên, sức đề kháng tự nhiên của con hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua những cách sau:
Chăm sóc giấc ngủ
Nếu ban ngày trẻ không ngủ hoặc ngủ ít, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm vào ban đêm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn. Kathi Kemper - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Nhi khoa Toàn diện tại Bệnh viện Nhi ở Boston cho biết điều này cũng rất đúng với trẻ nhỏ.
Đặc biệt khi chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ, con sẽ có nguy cơ bị thiếu ngủ nhiều hơn vì các hoạt động trong đời sống khiến bé khó ngủ trưa hơn. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm đến giờ ngủ của bé theo từng độ tuổi để quan tâm tới bé. "Nếu con bạn không thể hoặc không ngủ trưa trong ngày thì hãy cố gắng cho bé đi ngủ sớm vào buổi tối" - Tiến sĩ Kemper khuyên.
Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ ba mẹ nên cho bé mặc quần áo kín hoặc đi tất để phòng trẻ bị nhiễm lạnh vì trẻ nhỏ thường có thói quen đạp tung chăn dễ có nguy cơ bị lạnh bụng và mắc các bệnh về đường hô hấp.
Bổ sung vitamin D
Theo nghiên cứu đăng trên NCBI, rõ ràng việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ có liên quan đến khả năng tự miễn dịch, giảm đề kháng. Chính vì thế cho trẻ uống bổ sung vitamin D hoặc ăn thực phẩm có nhiều vitamin D chẳng hạn như cá, nấm và trứng cũng là cách giúp trẻ bớt ốm vặt ngày đông.
Vận động ngoài trời mỗi ngày vào buổi sáng( 8h-9h30) cũng là một trong những cách dung nạp Vitamin D cho cơ thể bé một cách tự nhiên nhất, phòng ngừa bệnh còi xương.
Sữa cao năng lượng hỗ trợ miễn dịch cho bé vào mùa lạnh.
Bổ sung miễn dịch, tăng cường đề kháng
Sữa mẹ có chứa các kháng thể tăng cường miễn dịch và các tế bào bạch cầu giúp chống lại các vấn đề nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Mẹ nên cho con bú ít nhất 2-3 tháng (tốt nhất vẫn là 6 tháng) đầu đời để bổ sung miễn dịch cho trẻ.
Ngoài ra khi con ở độ tuổi chuẩn bị đi nhà trẻ, từ 1-10 tuổi là giai đoạn rất cần tăng đề kháng để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh từ bên ngoài. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ chất dinh dưỡng cũng như các tế bào miễn dịch như ban đầu nữa nên mẹ cần bổ sung cho bé loại sữa cao năng lượng có chứa các lợi khuẩn (Probiotics) và chất xơ (Prebiotics) giúp xây dựng và duy trì một đàn vi khuẩn và các vi sinh vật khác khỏe mạnh, hỗ trợ đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
Probiotics có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé và ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có hại, đem lại lợi ích sức khỏe như bé dễ dàng đạt cân nặng chuẩn, tiêu hóa tốt hơn. Còn Prebiotics là một thành phần của một số loại thực phẩm mà cơ thể không thể tiêu hóa. Chúng dùng làm thức ăn cho vi khuẩn và các sinh vật có lợi khác trong đường ruột.
Bộ đôi này được kết hợp để tạo thành Synbiotics, là dưỡng chất vàng với tác dụng cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ của bé. Synbiotics thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và sữa mát giúp bé tăng cân như Nutren Junior…
Đặc biệt, với trẻ trong và sau giai đoạn bênh, cân nặng và sức đề kháng bị suy yếu. Việc sử dụng các loại sữa bột với công thức dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ nhẹ cân giúp trẻ tăng cường hấp thu các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trơ trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và đạt cân nặng chuẩn.