Trẻ em thường muốn được bế nhưng đôi khi cha mẹ cảm thấy rằng việc bế con đôi khi quá phiền phức và khiến trẻ trở nên phụ thuộc vào cha mẹ, không thể tự lập được. Như bà mẹ trẻ trong câu chuyện dưới đây, cô đã từ chối bế cậu con trai 3 tuổi khi đi mua sắm và nhận được một hành động đáng khen từ phía con trai.
Theo đó, ngay từ khi bước vào trung tâm mua sắm, cậu con trai đã đòi mẹ bế. Người mẹ đã ngay lập tức từ chối vì nghĩ con trai đã lớn rồi, có thể tự mình đi được. Đáp lại sự từ chối của mẹ, cậu bé khóc òa lên “Mẹ bế con đi. Con không muốn tự đi, mỏi chân lắm ạ!”, nhưng mẹ muốn cậu bé tự lập nên đã giả vờ không quan tâm.
(Ảnh minh họa)
Cuối cùng, người mẹ đã nghĩ ra một cách để cậu bé tự đi: cô giả vờ bị đau chân, không thể tự đi nổi huống chi là bế con. Thấy thế, cậu con trai vội vàng chạy đến đỡ mẹ. Kết quả là từ đòi mẹ bế, cậu bé giờ lại dìu mẹ đi mua sắm.
Nhiều người tấm tắc khen người mẹ thật nhanh trí khi suy nghĩ ra kế sách giả vờ đau chân để bắt con phải tự lập. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bày tỏ sự không đồng tình. Theo họ, khi chúng ta còn nhỏ, ai cũng muốn được cha mẹ bế đi khắp nơi, sao bây giờ lại từ chối bế con? Huống chi đây chỉ là một cậu bé mới 3 tuổi, việc đi lại quá nhiều cũng khiến cậu bé mệt mỏi. Người mẹ thật sự nên bế cậu bé.
Thực tế, việc trẻ đòi cha mẹ bế không phải vì chúng lười đi lại mà đó là một nhu cầu về cảm xúc. Cha mẹ hãy đứng dưới góc nhìn của trẻ nhỏ và nhớ lại rằng khi còn nhỏ mình cũng đã tha thiết muốn được bế như thế nào.
Dưới đây là lý do tại sao trẻ muốn được cha mẹ bế.
Trẻ cảm thấy thiếu an toàn
Bản thân trẻ em luôn cảm thấy không an toàn, nhất là những khi ra khỏi nhà hay gặp người lạ. Người duy nhất có thể mang lại cảm giác an toàn cho trẻ chính là cha mẹ.
Được bế trong vòng tay của cha mẹ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn hơn vì chúng biết lúc nào cũng có cha mẹ bên cạnh. (Ảnh minh họa)
Thu hút sự quan tâm của cha mẹ
Nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy thật phiền phức vì trẻ cứ nằng nặc đòi bế khi mình đang rất bận bịu. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng, việc đòi bế là một hành động để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Vì khi đó, trẻ dần cảm thấy cha mẹ đang dần dần không còn quan tâm mình nữa. Trẻ rất sợ cha mẹ sẽ bỏ rơi chúng.
Đặc biệt, trẻ em trong giai đoạn sơ sinh rất cần được cha mẹ ôm và bế, thông qua đó, trẻ sẽ cảm nhận được cha mẹ luôn ở bên cạnh mình.
Trẻ thật sự mệt và cần sự trợ giúp của cha mẹ
Nhiều khi cha mẹ đưa con đi chơi, do trẻ chưa thích nghi được với việc đi đứng nên sau khi một lúc tự đi có thể bị mệt. Khi đó, trẻ thật sự cần cha mẹ bế mình.
(Ảnh minh họa)
Không dừng lại ở một nhu cầu cảm xúc, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi, nếu cha mẹ thường xuyên bế con sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đứa trẻ.
Thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ
Sau khi đứa trẻ được sinh ra, nếu cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu của đứa trẻ để ôm và xoa dịu cảm xúc của trẻ . Sự thoải mái này có thể tạo thành một kích thích lành tính đối với não bộ của trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
Có lợi hơn cho sự phát triển cảm xúc của trẻ
0 ~ 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành cảm giác an toàn, trong giai đoạn này, cách cha mẹ tạo cho trẻ cảm giác an toàn là dành cho trẻ những cái ôm nhẹ nhàng và để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ gia đình. Từ đó, trẻ dễ đạt được hạnh phúc hơn, có thể cảm nhận được rõ ràng tình yêu thương từ gia đình, và sẽ biết cách yêu thương người khác hơn.
Bé phát triển tốt hơn khi được yêu thương, quan tâm
Với những trẻ sinh đủ tháng và được da tiếp da thường xuyên, nghiên cứu cho thấy những bé này có nhịp tim, hệ hô hấp ổn định, bản thân người mẹ suôn sẻ hơn khi nuôi con bằng sữa mẹ và bé bớt quấy khóc hơn. Ôm ấp trẻ, thậm chí còn được ví như một liệu pháp tinh thần khá hiệu quả. Khi trẻ khó chịu, trẻ đau đớn, trẻ đi tiêm phòng, nhưng được bố mẹ, người thân ôm trẻ, sẽ giảm cảm giác đau. Ngoài ra khi được thỏa mãn nhu cầu chính đáng – là được ôm ấp, trẻ sẽ có kỹ năng bú mẹ tốt hơn.
Khi trẻ lớn lên, khả năng chịu đựng căng thẳng cao hơn
Một số cha mẹ sẽ thấy rằng khi lớn lên, một số trẻ không thể chịu đựng được những căng thẳng hay áp lực trong cuộc sống; trong khi đó, một số trẻ lại có thể giải quyết vấn đề một cách rất tích cực. Một trong những nhân tố quyết định khả năng chịu áp lực của trẻ chính là sự tin tưởng của gia đình. Những đứa trẻ được gia đình yêu thương và tạo cảm giác an toàn khi còn nhỏ, trẻ sẽ có đủ tự tin để đối mặt với khó khăn và đứng lên sau thất bại, vì chúng biết rằng dù có làm gì thì vẫn có gia đình ủng hộ.