Trẻ nhỏ vốn rất tinh nghịch và hiếu động, cha mẹ khó lòng giữ cho con ngoan ngoãn ngồi yên. Đặc biệt là trong khoảng thời gian hiện tại, khi các bé được nghỉ hè, nhiều cha mẹ cũng ở nhà làm việc, các bậc phụ huynh không khỏi đau đầu vì các bé hay nghịch phá.
Tuy nhiên, điều khiến các ông bố bà mẹ lo lắng hơn đó là nếu không có cha mẹ ở bên cạnh là trẻ thích dùng điện thoại hay TV, điều này lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Vì vậy, để giúp con tránh xa điện thoại, TV khi ở nhà, lại giúp gắn kết tình cảm với các con, cha mẹ có thể áp dụng ngay những trò chơi vô cùng đơn giản dưới đây, bé sẽ thích mê.
Ghép ly giấy
Độ tuổi: 2-4 tuổi
Cách chơi: Lật ngược cốc lại rồi vẽ nhiều hình khác nhau (hình tam giác, hình vuông, hình tròn và các họa tiết khác,...) dưới đáy cốc. Mỗi hình được vẽ lên 2 chiếc cốc, tức là sẽ có 2 cốc có hình giống nhau. Sau đó, cha mẹ lật cốc lại như bình thường và bắt đầu cho các bé tìm những chiếc cốc có cùng họa tiết với nhau. Với cách làm này, cha mẹ có thể áp dụng cho việc dạy các bé về chữ số hay màu sắc.
Mục đích: Rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.
Khi các bé được hơn hai tuổi, dù đã có thể nhận biết các họa tiết khác nhau rất tốt, nhưng vẫn rất dễ nhầm lẫn giữa các con số và màu sắc. Vì vậy, trò chơi này là phương pháp rất hữu ích để cha mẹ có thể dạy cho con. Cha mẹ có thể bắt đầu với những màu sắc hay hình ảnh đơn giản, sau đó tăng độ khó lên.
Trò chơi ghép lý giấy giúp rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.
Sân gôn mini
Độ tuổi: 4- 6 tuổi
Cách chơi: Chuẩn bị một quả bóng, một vài chiếc cốc. Úp ngược cốc giấy, khoét rỗng một nửa phía trước để tạo một lỗ vừa với quả bóng. Dùng một chiếc ống nhựa làm gậy đánh gôn. Cha mẹ có thể tạo thêm một vài lỗ và sơn chúng bằng các màu khác nhau để tăng độ khó và sự thú vị cho trò chơi.
Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.
Dù lúc đầu, các bé sẽ có chút khó khăn khi chơi trò chơi này. Tuy nhiên, các bé học hỏi rất nhanh, sẽ chẳng mất nhiều thời gian, các bé sẽ trở thành những “bậc thầy” trong trò chơi này.
Đây là trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.
Xếp cốc bằng chân
Độ tuổi: 5-10 tuổi
Cách chơi: Cha mẹ đặt một chiếc cốc lên một chiếc ghế vừa tầm với trẻ. Sau đó, cho bé nằm xuống , dùng kẹp một chiếc cốc, rồi cho bé nâng chân cao lên về phía đầu. Nhiệm vụ của bé là phải xếp chồng chiếc cốc đó lên chiếc cốc đã đặt sẵn trên ghế. Trong quá trình thực hiện, các phần trên của cơ thể không thể rời khỏi mặt đất. Để tăng động lực cho trò chơi, cha mẹ có thể cùng thi đua với con.
Mục đích: Rèn luyện tính linh hoạt của cơ thể trẻ.
Trẻ nhỏ xương rất dẻo nên cha mẹ đừng chủ quan, lơ là, có khả năng cao các bé sẽ thắng cha mẹ dễ dàng.
Trẻ nhỏ xương rất dẻo nên cha mẹ đừng chủ quan, lơ là, có khả năng cao các bé sẽ thắng cha mẹ dễ dàng trong trò chơi này.
Tìm nắp chai
Độ tuổi: 1-3 tuổi
Cách chơi: Tìm một vài chai, lọ trong nhà rồi tháo rời nắp ra. Cha mẹ xáo trộn các nắp và chai theo thứ tự ngẫu nhiên. Sau đó, cho con tìm nắp và chai cho trùng hợp với nhau.
Mục đích: Rèn luyện khả năng quan sát của trẻ
Trò chơi này dù rất đơn giản nhưng hiệu quả. Khi các bé còn nhỏ, cha mẹ có thể giảm số lượng chai, lọ. Khi các bé lớn hơn, cha mẹ có thể tăng độ khó dần dần lên bằng cách tăng số lượng chai lên.
Khi các bé còn nhỏ, cha mẹ có thể giảm số lượng chai, lọ. Khi các bé lớn hơn, cha mẹ có thể tăng độ khó dần dần lên bằng cách tăng số lượng chai lên.
Trò chơi lăn bóng
Độ tuổi: 1-5 tuổi
Cách chơi: Cha mẹ tìm một hộp giấy, mở hộp ra rồi khóe một chiếc lỗ ở giữa hộp. Sau đó, cho bóng lên hộp và cho bé di chuyển hộp giấy sao cho quả bóng không rơi vào lỗ. Nếu rơi vào lỗ, trò chơi sẽ dừng lại. Để tăng độ thú vị, cha mẹ có thể cùng con vẽ thêm những hình ảnh thú vị lên hộp.
Mục đích: Tập phối hợp tay mắt.
Trò chơi lăn bóng giúp trẻ tập phối hợp tay mắt hiệu quả.
Trò chơi rút dây
Độ tuổi: 2-5 tuổi
Cách chơi: Cắt ống hút thành nhiều đoạn nhỏ rồi dán lên bìa cứng. Cho trẻ cầm dây giày luồn qua ống hút. Với các bé lớn hơn, cha mẹ có thể cho con đặt và luồn qua ống hút theo các lệnh khác nhau.
Mục đích: Rèn luyện khả năng vận động tinh của tay.
Cha mẹ có thể cùng con chơi trò này tại nhà để giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động tinh của tay.
Giải mã mê cung
Độ tuổi: 3-8 tuổi
Cách chơi: Dùng ống hút hoặc vách ngăn để làm đường đi trong hộp giấy, đặt một viên bi vào trong hộp và cho trẻ điều khiển độ cao của cốc giấy để quả bóng đi ra khỏi mê cung. Với các bé lớn hơn một chút, cha mẹ cũng có thể dùng đánh số và trẻ lên các “đường hầm” và yêu cầu trẻ điều khiển viên bi vào những đường hầm theo thứ tự cha mẹ yêu cầu.
Mục đích: Rèn luyện cảm giác thăng bằng và khả năng kiểm soát của trẻ.
Bóng bàn là phiên bản nâng cao của trò chơi này.
Bóng bàn là phiên bản nâng cao của trò chơi này, giúp trẻ rèn luyện cảm giác thăng bằng và khả năng kiểm soát.
Mê cung bóng đá
Độ tuổi: 4-8 tuổi
Cách chơi: Vẽ một con đường mê cung trên mặt đất và cho trẻ đá bóng dọc theo con đường đó.
Mục đích: Rèn luyện khả năng điều khiển tay chân của trẻ
Với các bé nhỏ hơn, cha mẹ có thể chỉ cho con đi bộ theo những con đường mê cung mà mình đã vẽ, cha mẹ cũng có thể tạo ra các chướng ngại vật để con vượt qua.
Với các bé nhỏ hơn, cha mẹ có thể chỉ cho con đi bộ theo những con đường mê cung mà mình đã vẽ, cha mẹ cũng có thể tạo ra các chướng ngại vật để con vượt qua.
Cốc giấy kim tự tháp
Độ tuổi: 3-5 tuổi.
Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung và hoạt động tinh của trẻ.
Cách chơi: Đưa ra một hình đơn giản và cho trẻ xếp cốc giấy thành hình tương ứng, (đơn giản nhất là hình chóp). Tuy nhiên, ở mỗi cốc giấy, cha mẹ đánh dấu bằng một số hoặc màu khác nhau.
Sau đó, cha mẹ có thể yêu cầu con xếp thành hình chóp bằng những cốc giấy theo thứ tự mà cha mẹ quy định. Tốt nhất là cha mẹ vẽ các dấu chấm thay vì viết trực tiếp các số và để trẻ có thể rèn luyện việc đếm số.
Với trò chơi này, khi trẻ bắt đầu thấy chán, cha mẹ có thể biến chứng thành trò chơi bowling. Chỉ cần chuẩn bị cho bé một quả bóng và cho con đứng ở một vạch xuất phát nhất định, thế là các bé đã được chơi bowling ngay tại nhà. Khi trẻ làm ngã hết các cốc giấy, cha mẹ lại cùng con chơi trò chơi xếp hình kim tự tháp như lúc đầu.
Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung và hoạt động tinh rất tốt.
Trên thực tế, những trò chơi thực chất chỉ là một chất xúc tác, dù trò chơi là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành và quan tâm của cha mẹ dành cho các con. Chỉ cần cha mẹ ở bên con, các bé chắc hẳn cũng đã rất vui.