Thực tế, trẻ nhỏ nhạy cảm hơn những gì người lớn nghĩ, đặc biệt trẻ ở độ 2-3 và 13-15 tuổi, là hai độ tuổi dễ rơi vào khủng hoảng, bố mẹ hoặc người thân nên chú ý lời nói của mình trước mặt con, đặc biệt nên hạn chế những câu nói đùa vô ý.
Với những câu nói đùa vô tình của người lớn nó sẽ đi sâu vào ký ức tuổi thơ của trẻ và sẽ làm trẻ bị tổn thương mãi về sau. Sự vô ý vô tâm này có thể là nguyên nhân của những xáo trộn tinh thần, đôi khi cả trầm cảm của đứa trẻ.
"Con được bố mẹ nhặt về nuôi, nếu không ngoan mẹ sẽ không thương con nữa"
Đây là một trong những câu nói có thể khiến trẻ cảm thấy hoang mang và lo sợ nhất vì từ khi được sinh ra, bố mẹ chính là người gần gũi và yêu thương con nhất, trẻ dần mất đi cảm giác an toàn trong ngôi nhà mình.
Tuy rằng, mục đích của câu nói này cũng chỉ mong muốn con trở nên tốt hơn nhưng nếu bố mẹ sử dụng quá nhiều sẽ tạo sự ám ảnh đối với con trẻ, con sẽ mặc định rằng điều đó là đúng.
Lúc này trẻ sẽ cố gắng để trở nên hoàn hảo, lao đầu vào việc học tập với tâm thế rằng chỉ cần bản thân làm sai một điều gì đó cũng sẽ bị bố mẹ bỏ rơi, chán ghét.
Trẻ em tuy vô tư nhưng lại rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý bởi những câu nói của bố mẹ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú ý và cân nhắc kỹ lưỡng để có thể giao tiếp, giáo dục trẻ một cách lành mạnh, giúp trẻ phát triển tốt hơn.
"Con lại làm ướt giường à? Lớn như vậy mà vẫn không biết xấu hổ sao?"
Nhìn bề ngoài, điều đó có vẻ là để cho vui, nhưng thực chất điều đó khiến trẻ xấu hổ và tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Nói chung, trẻ đã có sự tự nhận thức nhất định ở độ tuổi lên 2, nhưng vẫn chưa biết cách điều chỉnh một số hành vi. Nếu một số hành động của bản thân vô thức bị ai đó chỉ trích, đặc biệt là chế giễu và nhạo báng, lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Đối mặt với tình huống này, bố mẹ nên thay đổi chủ đề kịp thời và kiểm soát sự phát triển của tình huống. Đồng thời, nên biết động viên con, giúp trẻ tự tin và điều chỉnh là một số hành vi chưa phù hơp.
"Nếu con không ngoan, bố mẹ sẽ gửi con sang nhà bà đấy"
Câu nói này có thể khiến trẻ nghĩ rằng, trẻ chỉ có giá trị với bố mẹ chừng nào đáp ứng được mong mỏi từ đấng sinh thành.
Như thể bố mẹ đang nói: “Đừng là chính mình, con chỉ nên cư xử theo cách mà bố mẹ chấp nhận thôi”. Những đứa trẻ mang theo trải nghiệm này khi trưởng thành không biết điều chúng thực sự cần trong đời là gì và thay vào đó, lúc nào cũng cố gắng để làm đẹp lòng người khác.
Trẻ con vốn rất đơn giản, và đôi khi chính những sai lầm vô tình của người lớn mà những lời nói tưởng chừng như đùa cợt, vô hại ấy lại gây hại cho trẻ.
Vì vậy, bố mẹ nên học cách tôn trọng con cái, bảo vệ con cái kịp thời khi trẻ bị tổn thương, không nên phớt lờ cho qua để trẻ phải chịu những tác động từ bên ngoài.
"Bố con đi lấy vợ khác rồi, sẽ không trở về hay yêu thương con nữa"
Câu nói này với trẻ sẽ được hiểu theo nghĩa: “Con đang huỷ hoại cuộc sống của bố/mẹ. Bố/mẹ muốn con đi đi. Con không nên có mặt trên đời mới đúng”. Một cách tự nhiên, trẻ sẽ nảy sinh mặc cảm tội lỗi, cho rằng mình là nguyên do khiến bố mẹ thường xuyên cáu kỉnh, không hạnh phúc.
Người lớn thường cho rằng những câu nói để mua vui lúc đó sẽ giúp trông trẻ dễ dàng hơn nhưng trẻ con thường tin đó là sự thật vì vậy thường có tâm lý lo sợ hoang mang vì nghĩ rằng bố mẹ sẽ không bao giờ về nữa.
Trẻ nhỏ đang trong quá trình học hỏi và phát triển bản thân nên không thể tránh khỏi những lúc sai lầm. Bố mẹ nên cho phép con được phạm sai và cố gắng đồng hành, chỉ dạy con phát triển tốt hơn.
Sau những lần thất bại trẻ cũng cần được dạy bảo, giáo dục và định hướng đúng đắn từ bố mẹ.