Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất kém, vì vậy những vật dụng bé thường xuyên tiếp xúc nên được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhất là bình sữa. Vệ sinh và khử trùng bình sữa đúng cách sẽ giúp hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm nên nhiều mẹ mắc khá nhiều sai lầm trong việc vệ sinh bình sữa, chẳng khác nào vô tình cho trẻ uống “sữa độc”. Những sai lầm đó là gì?
Chỉ vệ sinh thân bình sữa
Một số bà mẹ chỉ vệ sinh thân bình sữa thay vì vệ sinh toàn bộ ren và nấm vú vì nghĩ rằng sữa chủ yếu tập trung ở thân mà thôi. Cấu tạo của sợi chỉ phức tạp hơn, dễ tích tụ sữa sót lại và chất bẩn. Bên cạnh đó, núm vú lại là bộ phận mà trẻ ngậm trong miệng, nhất là núm vú bằng silicon càng dễ bám vi khuẩn hơn.
Chỉ làm sạch bằng nước
Nhiều mẹ quan niệm rằng việc vệ sinh bình sữa chỉ cần sử dụng nước và sau đó tiệt trùng lại bằng nước sôi như chén bát hằng ngày. Thế nhưng, cặn sữa hay chất béo có trong sữa, dù là sữa mẹ hay sữa bột, đều có thể đọng lại và bám chặt ở cổ bình, núm vú khiến cho bình sữa lâu ngày có mùi hôi khó chịu. Khỏi phải nói, đây là cơ hội để vi khuẩn, nấm mốc có hại sinh sôi, phát triển, gây ra các vấn đề nguy hiểm cho tiêu hóa của bé như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiêu hóa,...
Vì vậy các mẹ cần vệ sinh bình sữa bằng bàn chải hoặc các dụng cụ rửa bình chuyên dụng. Đừng quên chú ý tới những vị trí có rãnh sâu, nhất là đáy bình để loại bỏ những chất cặn bã còn sót lại.
Không vệ sinh ngay
Một số ông bố bà mẹ vì quá bận nên không làm sạch bình sữa ngay sau khi sử dụng. Thậm chí, nhiều người có thói quen khi nào cần sử dụng tiếp mới rửa bình.
Sữa bột đặc biệt giàu chất dinh dưỡng và là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Một thời gian dài không được vệ sinh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bình sữa của bé. Lúc này, chẳng khác nào đứa trẻ đang uống phải “sữa nhiễm độc”. Vì vậy, các cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bình bằng nước lạnh ngay sau khi cho trẻ bú xong. Vệ sinh càng sớm thì hiệu quả làm sạch càng cao.
Nếu quá muộn để vệ sinh, bạn hãy ngâm bình vào nước, để cặn vơi đi bớt, và sau đó rửa sạch đúng cách theo quy trình.
Để bình sữa ẩm rồi cất đi
Sau khi rửa bình, nhiều người vội đậy nắp kín và cất đi mà không làm khô chúng. Ở trạng thái ẩm ướt này, vi khuẩn rất dễ tấn công. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa, các mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước, tránh phơi ở những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.
Rửa chung bình sữa và núm
Núm vú của bình sữa là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Thế nhưng, trên thị trường lại tồn tại nhiều mặt hàng giả, kém chất lượng. Hơn nữa, núm vú cũng tiềm ẩn khả năng tích lũy bụi bẩn hơn so với bình sữa.
Vậy nên, ba mẹ không nên vệ sinh núm vú và bình sữa chung mà hãy ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30-45 phút, lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài. Sau đó, lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗi núm.