Đối với trẻ nhỏ, một số hành vi nhất định có thể xoa dịu tâm hồn bất an của trẻ, chúng ta dễ dàng quan sát thấy nhiều trẻ thường quấy khóc, thích ném đồ chơi hay cắn móng tay khi cảm thấy bất an, lo lắng.
Tại sao trẻ lại cảm thấy bất an như vậy? Thực tế, nếu cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục không phù hợp có thể gieo rắc cảm giác thiếu an toàn cho trẻ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý về sau.
Những yếu tố chính có thể khiến trẻ thiếu cảm giác an toàn về tâm lý, cha mẹ cần chú ý
Phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ chưa phù hợp
Cha mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn dành những điều tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bà mẹ tương đối thờ ơ trong cách nuôi dạy con cái, thường chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà ít quan tâm đến một số trạng thái cảm xúc thực sự của trẻ.
Vì vậy, dù cha mẹ vẫn ở bên cạnh bé nhưng bé không nhận được phản hồi đầy đủ về mặt cảm xúc, khoảng cách cảm xúc dễ dẫn đến tâm lý bất an.
Ngoài ra, một số bậc phụ huynh áp dụng phương pháp nuôi dạy chưa phù hợp, thường xuyên la mắng hoặc trách phạt, điều này lâu dần có thể sinh ra ám ảnh tâm lý ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy bất an, tăng khoảng cách trong các mối quan hệ.
Nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, hành động này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của con.
Nếu cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục không phù hợp có thể gieo rắc cảm giác thiếu an toàn cho trẻ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý về sau
Môi trường sống thiếu lành mạnh
Tâm lý bất an của một số bé cũng có thể do môi trường sống xung quanh, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bé cần một môi trường sống yên tĩnh và thoải mái hơn.
Do đó, trẻ sống trong môi trường thiếu lạnh mạnh như thường xuyên nghe tiếng ồn, chứng kiến cha mẹ cãi vã... việc lớn lên trong môi trường bị sốc và sợ hãi trong một thời gian dài, trẻ cũng dễ bị thiếu an toàn.
Thiếu sự đồng hành của mẹ
Thực tế trong mỗi gia đình,dù trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng phải thực sự là người bạn, người đồng hành của con theo sự phát triển của lứa tuổi, trong đó vai trò của người mẹ hết sức quan trọng.
Trẻ từ nhỏ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào mẹ trong việc chăm sóc hàng ngày, nếu người mẹ không đáp ứng được nhu cầu cao của bé, thiếu đồng hành cùng con trong quá trình tăng trưởng sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về nhân cách.
Trẻ thường xuyên bị la mắng hoặc trách phạt, điều này lâu dần có thể sinh ra ám ảnh tâm lý ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy bất an.
Ảnh hưởng từ mối quan hệ của cha mẹ
Sự phát triển tâm lý của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mẹ, trẻ nhỏ rất phụ thuộc vào sự chăm sóc và cảm xúc cực của cha mẹ. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu trẻ thường xuyên chứng kiến những lời nói, cãi vã của cha mẹ, điều này ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ.
Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể cải thiện cảm giác an toàn cho bé?
Tăng tương tác với trẻ
Trước hết, cha mẹ hãy tăng tương tác, sự gắn kết và trò chuyện với trẻ nhiều hơn.
Khoảng thời gian cha mẹ nói chuyện với trẻ sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn và tinh thần lạc quan cho con, có thể lấy lại được sự vui vẻ và khi trẻ cảm nhận được rằng có cha mẹ luôn bên cạnh, chia sẻ những vấn đề mà mình gặp phải, sẽ khiến trẻ trở nên hạnh phúc hơn.
Cha mẹ hãy trò chuyện thật thoải mái và cởi mở với trẻ, để trẻ có thể nói ra hết những điều khiến bé cảm thấy khó khăn hoặc không vui trong cả một ngày.
Nhiều trẻ nhỏ la hét, khóc lóc, ăn vạ, thậm chí giậm chân và chạy vòng tròn liên tục khi bản thân không thể gọi tên cảm xúc hiện tại của mình.
Để trẻ thể hiện cảm xúc của chính mình
Nhiều trẻ nhỏ la hét, khóc lóc, ăn vạ, thậm chí giậm chân và chạy vòng tròn liên tục khi bản thân không thể gọi tên cảm xúc hiện tại của mình… Phần lớn, những điều đó khiến cha mẹ cảm thấy phiền toái, bực bội hay không thể hiểu nổi.
Tuy nhiên, đây là quá trình phát triển cảm xúc bình thường của trẻ, cha mẹ đừng vội lo lắng hay trách mắng. Lúc này, hãy kiên nhẫn chia sẻ, thấu hiểu, ghi nhận và giúp con vượt qua bằng sự bình tĩnh và cảm thông thực sự.
Bởi nếu trẻ không được bộc lộ cảm xúc, sự kìn nén lâu ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý về sau.
Hãy bày tỏ tình yêu thương với trẻ
Điều cuối cùng cha mẹ có thể tham khảo là hãy bày tỏ tình yêu thương của mình với con cái. Làm sao những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tràn ngập tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ lại có thể cảm thấy bất an? Vì vậy, cha mẹ hãy luôn bày tỏ tình yêu thương của mình với con cái nhiều hơn, không phải lúc nào cũng “yêu trong âm thầm”, trẻ cần được an toàn trong sự khẳng định thường xuyên.
Cha mẹ hãy bày tỏ tình yêu thương của mình với con cái, đây là bí mật làm nên cảm giác hạnh phúc, an toàn cho mọi đứa trẻ.
Bởi vì, khi trẻ biết rằng cha mẹ luôn yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ mình dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì trẻ sẽ rất tự tin và an toàn trong các quyết định của mình. Chính những điều vô cùng đơn giản mà trẻ được trải nghiệm với cha mẹ hàng ngày mới là bí mật làm nên cảm giác hạnh phúc, an toàn cho mọi đứa trẻ.
Trong quá trình trẻ lớn lên một số phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ, môi trường sống, đặc điểm cá nhân có thể tác động đến tâm lý của trẻ. Về vấn đề này, sự đồng hành giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng, việc cha mẹ thể hiện tình yêu thương của mình nhiều hơn có thể nâng cao cảm giác an toàn của trẻ.