Trẻ 2 tuổi khóc đêm: Cách khắc phục các vấn đề về giấc ngủ của bé

Trẻ 2 tuổi khóc đêm là tình trạng dễ gặp ở nhiều bé, nguyên nhân đến từ việc bé ngủ gặp ác mộng, ăn không đủ no, tè dầm, mọc răng… Các mẹ có thể khắc phục tình trạng này, giúp bé ngủ ngon sâu giấc hơn bằng những cách sau đây.

1. Cho trẻ ngủ muộn và ru bé ngủ

Tiến sĩ Susan Zarfarlotfi - Giám đốc lâm sàng của viện Rối loạn giấc ngủ và thức giấc tại trung tâm y tế Đại học Hackensack ở New Jersey cho biết việc tìm giải pháp khắc phục các về đề về giấc ngủ của trẻ còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé và các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều.

“Trẻ 2 tuổi có thể thức dậy và khóc đêm do mọc răng hoặc bé bị bệnh”. Cha mẹ cần để ý và theo dõi những hoạt động gần đây của bé. Ví dụ như: Trẻ có ngủ trưa lâu không, bé ngủ ở giường thế nào, cha mẹ có chăm sóc bé đúng cách?

Nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm do thói quen và không có vấn đề về bệnh lý như mọc mọc răng, ốm sốt thì các mẹ hãy khắc phục hiện tượng khóc đêm của trẻ bằng cách cho bé ngủ muộn hơn khoảng từ 15 - 20 phút. Làm cách này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hơn có thể ngủ sâu giấc, tránh thức dậy và khóc đêm.

Nếu bé tỉnh giấc, khóc giữa đêm các mẹ nên hát ru ngủ, dỗ con ngủ bằng cách hát ru cho bé, ôm bé ngủ hoặc làm bất kỳ thói quen nhẹ nhàng nào các mẹ hay sử dụng để ru con ngủ. Tuy nhiên, các mẹ phải đảm bảo rằng chỉ rời khỏi phòng con khi bé đã ngủ sâu giấc (với trường hợp con ngủ phòng riêng).

tre 2 tuoi khoc dem: cach khac phuc cac van de ve giac ngu cua be - 1

Mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm bằng cách cho bé ngủ muộn hơn khoảng 15 - 20 phút và hát ru cho bé, giúp bé hạn chế khóc đêm, ngủ ngon sâu giấc hơn (Ảnh minh họa)

Nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều, đêm nào cũng khóc mẹ nên hạn chế vào phòng bé mỗi đêm để con tập quen với việc ngủ riêng, tránh trường hợp đêm nào mẹ cũng phải vào ru, dỗ bé ngủ sẽ thành thói quen.

2. Để trẻ tự vỗ về bản thân

Các mẹ có thể áp dụng phương pháp Ferberizing (Là phương pháp huấn luyện trẻ tự vỗ về bản thân bằng cách để trẻ khóc một thời gian nhất định và tự ngừng khóc, tự ngủ lại) để khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm nhiều. Cách này buộc cha mẹ phải để con tự ngừng khóc và cha mẹ không được can thiệp, vỗ về con giúp con làm quen và tự ngủ được.

Mary Michaeleen Cradock - Nhà tâm lý học lâm sàng của bệnh viện St. Louis Children ở Missouri cho rằng: “Không có tác động tiêu cực của việc sử dụng phương pháp Ferber” nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm. Đây là phương pháp giúp trẻ tránh lệ thuộc vào cha mẹ, tự lập từ nhỏ. 

Tuy nhiên, cha mẹ phải cương quyết và đảm bảo rằng không ru con ngủ, ôm, vỗ về con khi thấy trẻ khóc đêm nhiều. Thông thường trẻ sẽ mất khoảng từ 4 - 5 đêm để bắt đầu quen với phương pháp Ferber.

Nếu trẻ khóc đến mức nôn, trớ quá nhiều các mẹ hãy vào phòng sau khi bé khóc được một thời gian xoa lưng, an ủi bé. Khi con đã ổn định, mẹ nên ra ngoài (trường hợp bé ngủ riêng) hoặc để bé nằm yên một chỗ, không đụng vào người bé. Mẹ có thể phải làm điều này ở những đêm đầu cho đến khi bé đã quen và hết khóc đêm.

Nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều kèm theo dấu hiệu đau bụng, nôn trớ nhiều mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

tre 2 tuoi khoc dem: cach khac phuc cac van de ve giac ngu cua be - 3

Mẹ nên áp dụng phương pháp Ferber cho bé tự vỗ về bản thân, tự ngừng khóc và hạn chế phụ thuộc vào bố mẹ, giúp trẻ tự lập sớm hơn (Ảnh minh họa)

3. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và trò chuyện cùng bé 

Phó giáo sư Rafael Pelayo - Chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Y khoa Stanford cho rằng: “Cho con đi ngủ đúng giờ và mẹ trò chuyện cùng bé thường xuyên trước khi đi ngủ là thói quen tốt, giúp bé ngủ sâu, hạn chế khóc đêm hơn”.

Bố mẹ thường có giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ thất thường không ổn định. Tâm lý căng thẳng, lo âu của cha mẹ trước giờ đi ngủ sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé khiến bé ngủ muộn hơn và hay bị khóc đêm. Mẹ nên lưu ý và khắc phục tình trạng này.

Trong trường hợp này các mẹ có thể áp dụng giải pháp sau: 

+ Cho bé đi ngủ đúng giờ, thời gian để bé ngủ khoảng từ 20h30 đến 21h.

+ Cả 2 mẹ con nên vào phòng ngủ, tắt đèn và trò chuyện với nhau khoảng 20 phút. Điều này giúp bé cảm thấy yên tâm, dễ ngủ hơn khi được ngủ cùng bố mẹ. 

Trò chuyện cùng con trước khi đi ngủ sẽ giúp bé hạn chế, giảm nguy cơ khóc đêm một cách hiệu quả và giúp tình cảm mẹ con gắn kết hơn.

tre 2 tuoi khoc dem: cach khac phuc cac van de ve giac ngu cua be - 4

Để khắc phục tình trạng bé khóc đêm, mẹ có thể cho bé đi đúng giờ khoảng 20h30 - 21h và trò chuyện cùng con trước khi ngủ. Việc này giúp bé dễ ngủ, tránh tỉnh giấc giữa đêm và khóc thét (Ảnh minh họa)

4. Để bé ngủ với bạn

Thông thường các bé thích ngủ với bố mẹ hơn vì có các giác an toàn, yên tâm hơn khi phải ngủ riêng một mình từ nhỏ. Nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm thường xuyên nhiều mẹ có thể cho bé ôm bạn ngủ, vỗ về và ru bé.

Đây là cách xử lý tình trạng bé khóc đêm nhiều, giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Nhưng nếu bạn đã để bé ngủ riêng sớm, bạn cần phải đảm rằng cho bé ngủ và ở phòng riêng của bé nhiều hơn, bạn nên bật đèn ngủ cho bé và một chiếc ghế tựa tạo cho bé cảm giác như bạn đang đó, giúp bé yên tâm dễ ngủ hơn.

Bạn nên ở phòng của bé làm việc gì đó hoặc hát ru cho đến khi bé ngủ say bạn có thể ra ngoài về phòng để bé ngủ một mình.

Cách này sẽ giúp bé giảm khóc đêm, thời gian khóc ít hơn khi được ngủ cùng bố mẹ, tạo cảm giác yên tâm cho trẻ. Tuy nhiên ngủ cùng bố mẹ lại khiến bé bị lệ thuộc vào bố mẹ, khả năng tự lập thấp.

tre 2 tuoi khoc dem: cach khac phuc cac van de ve giac ngu cua be - 5

Bé rất thích ngủ cùng bố mẹ, vì vậy bạn có thể để bé ngủ chung để giảm thiểu, hạn chế tình trạng bé thức giấc, quấy khóc vào ban đêm. Ngủ bên mẹ sẽ giúp bé yên tâm, dễ ngủ, ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa)

5. Vỗ về, trấn an bé

Trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều có thể do bé ngủ mơ gặp ác mộng khiến bé tỉnh giấc và khóc òa lên vì sợ hãi, bất an. Lúc này mẹ hãy ôm bé, vỗ về và trấn an bé bằng những câu an ủi nhẹ nhàng giúp bé cảm thấy yên tâm hơn.

Nếu bé khóc đêm nhiều, liên tục vì mơ thấy ác mộng mẹ hãy ôm bé cho đến khi bé ngủ say, giúp con vượt qua những nỗi ám ảnh, tưởng tượng về giấc mơ khủng khiếp con vừa trải qua.

Tuy nhiên nếu bé tỉnh giấc vì các hiện tượng như gáy, ợ nóng thì mẹ không nên quá lo lắng. Bé sẽ ngủ lại ngay sau đó, nên mẹ không cần can thiệp để bé tự làm quen và tự ngủ lại tránh lệ thuộc vào mẹ.

tre 2 tuoi khoc dem: cach khac phuc cac van de ve giac ngu cua be - 6

Khi ngủ gặp ác mộng khiến bé rất hoảng sợ, khóc thét lên mẹ hãy ôm bé vào lòng, vỗ về trấn an bé, giúp con có cảm giác được bảo vệ, an toàn hơn (Ảnh minh họa) 

6. Giường ngủ, cũi của bé phải đảm bảo an toàn

Trẻ 2 tuổi rất hiếu động và khi ngủ say bé rất hay cựa mình hoặc những cơn co giật cũng có thể làm bé va đập vào thành giường, hoặc lăn ngã xuống đất khiến bé tỉnh giấc khóc òa lên vì bị đau.

Mẹ cần đảm bảo giường ngủ cho bé phải được che chắn bằng những vật dụng như gối, hoặc thành giường đóng cao. Nếu bé nằm ở võng, nôi mẹ cũng phải đảm bảo vật dụng không đặt quá cao, vị trí an toàn và dưới có trải tấm đệm

Việc bé bị va đập mạnh khi ngủ sẽ gây đến những chấn thương về thể chất và tâm lý, khiến trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều do hoảng sợ, mất cảm giác an toàn. 

Theo Tiến sĩ Zafarlotfi thì “Bố mẹ hãy chắc chắn rằng giường hoặc cũi của bé an toàn nhất để bé không bị các vật dụng này làm đau. Nếu tình trạng va đập vào thành giường, cũi thường xuyên sẽ làm bé tỉnh giấc và khóc đêm liên tục”.

tre 2 tuoi khoc dem: cach khac phuc cac van de ve giac ngu cua be - 7

Giường, cũi đảm bảo sẽ giúp bé an toàn hơn khi ngủ, tránh các va đập mạnh gây chấn thương, làm bé bị đau khiến bé tỉnh giấc khóc thét giữa đêm (Ảnh minh họa)

7. Đưa bé đi gặp bác sĩ

Nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều do các nguyên nhân như: Ngáy, mọc răng, ợ nóng, dị ứng… là nguyên nhân bệnh lý cần điều trị sớm. Mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ để bé được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác tốt nhất, giúp bé ngủ ngon, không khóc đêm.

Với những cách giải quyết các vấn đề, nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi khóc đêm nhiều ở trên. Các bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng 1 trong những cách trên để giúp bé nhanh ngủ trở lại, hạn chế khóc đêm. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách khắc phục hiện tượng này mẹ cần tìm hiểu xem bé khóc đêm do đâu và  lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp, tốt nhất cho bé.

Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào?
Theo Tâm (Khám phá)