Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em, do đó cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt trong một số trường hợp. 

Sốt là dấu hiệu đầu tiên khi sức khỏe của trẻ con gặp vấn đề. Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể là một trong số những nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. 

Thông thường, nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ con phải nằm trong khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Bất kỳ chỉ số nào trên 38,5 độ C đều được coi là sốt cao, nếu cơn sốt vượt quá 42 độ C có thể gây tổn thương não nếu không được hạ sốt kịp thời.

Hầu hết các cơn sốt do nhiễm trùng thông thường hiếm khi quá 41 độ C, nhưng với trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt cao, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu, có thể cần phải chọc dò tủy sống nếu cần thiết để kiểm tra liệu trẻ có đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.  

Và bất kể con ở độ tuổi nào, sốt dai dẳng là một dấu hiệu đáng lo ngại, do đó hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Dưới đây là 5 cách nhanh chóng để hạ sốt cho trẻ mà không cần thuốc, cha mẹ có thể sơ cứu ngay tại nhà.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 3

Đặt khăn ẩm lên trán của con

Khi trẻ bị sốt cha mẹ có thể ngâm một chiếc khăn nhỏ trong nước ấm khoảng 32 đến 35 độ C, vắt khô sau đó gấp khăn lại cho đến khi vừa vặn để đặt lên trán của con.

Sau đó, để khăn như vậy trong vòng vài phút và khi khăn khô bớt nước, hãy lặp lại các bước. Đừng quên đo cơn sốt của con 5 phút một lần và ngừng chườm khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống 38 độ C.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 4

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể là một trong số những nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. 

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 5

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, phần lớn chất dinh dưỡng trẻ tiếp thu vào người dưới dạng chất lỏng như sữa mẹ (có tới 88% sữa mẹ là nước).

Do đó, khi trẻ bị sốt, có thể tăng tần suất cho con bú để ngăn ngừa mất nước. Đối với trẻ lớn hơn, hãy nhớ bổ sung nước hoặc nước trái cây hoặc sữa bất cứ khi nào có thể.

Mặc dù bổ sung chất lỏng cho trẻ có thể làm giảm tác dụng mất nước do sốt, nhưng nó sẽ không giúp chấm dứt cơn sốt của con. Vì vậy, nếu những cơn sốt ở trẻ không thuyên giảm cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 6

Cho con đi tắm

Cho trẻ đi tắm cũng là cách sơ cứu khi trẻ bị sốt nhẹ mà cha mẹ có thể làm ngay tại nhà.

Cha mẹ nên để bồn tắm nước ấm ở mức ấm - từ 32 đến 35 độ C có thể giúp trẻ hạ sốt. Không sử dụng nước lạnh khi tắm cho con vì nhiệt độ cơ thể giảm quá mạnh có thể khiến cơ thể trẻ bị sốc.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 7

Cho bé mặc quần áo thoáng mát

Việc mặc quần áo thoáng mát sẽ giúp cơ thể bé dễ bài tiết mồ hôi hơn, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt tốt hơn.

Không nên bé mặc quần áo giữ nhiệt làm từ chất liệu cotton pha và polyester. Các loại vải cotton tinh khiết sẽ làm mát cơ thể vì các sợi tự nhiên giúp không khí lưu thông.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 8

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chú ý đến nhiệt độ và không khí trong phòng.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 9

Cải thiện hệ thống thông gió trong nhà bằng cách mở cửa sổ và sử dụng quạt

Giữ quạt dao động ở tốc độ thấp để luân chuyển không khí sạch xung quanh phòng và mở cửa sổ làm thông thoáng không khí. Không nên thổi không khí trực tiếp vào trẻ vì điều này có thể khiến con cảm thấy khó chịu hơn.

Cách tốt nhất, cha mẹ nên cho bé nằm ở phòng thoáng khí, tránh quạt hay điều hoà lùa trực tiếp. Cho bé mặc những quần áo mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi và thường xuyên lau khô mồ hôi cho bé.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 10

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 11

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt là gì?

Sốt là phản ứng vừa có lợi vừa có hại với cơ thể. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sống và sinh sản của những vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể (giống như virus Sars-Covid này, tồn tại lâu hơn ở môi trường lạnh, và ngắn hơn ở nơi có nhiệt độ cao).

Khi sốt, những vi sinh vật lạ xâm nhập cơ thể này sẽ khó lấy được những dinh dưỡng cần thiết để tồn tại và cơ thể cũng tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch như làm cho bạch cầu di chuyển trong máu nhanh hơn để đến vùng bị bệnh, kích thích sản sinh nhiều bạch cầu và yếu tố miễn dịch khác. Tuy nhiên, ở nhiệt độ quá cao, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu.

Sốt làm tăng nhu cầu chuyển hóa cơ bản 10-12% cho mỗi 1 OC, tăng nhu cầu oxy, dinh dưỡng và nước. Do đó khi trẻ bị sốt, phụ huynh cần cung cấp nhiều nước, dinh dưỡng hơn cho trẻ. ở mỗi 1 OC, chúng ta cần thêm khoảng 50-100ml nước so với nhu cầu hàng ngày.

Nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất là ở nhóm tuổi dưới 3 tháng tuổi. Tuổi càng tăng, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ giảm dần. Một trẻ sốt mà trước đó không có tiếp xúc rõ ràng với nguồn bệnh hoặc không có biểu hiện đặc biệt nào khác thì thường nguyên nhân là do siêu vi.

Trẻ có nguy cơ nhiễm trùng nếu nhiệt độ sốt quá cao. Đa phần trẻ sốt mà không có nguồn lây rõ ràng thường nhiễm siêu vi lành tính tự khỏi bệnh. Trong số nhiễm trùng còn lại, nhiễm trùng tiểu chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, không có triệu chứng rõ ràng (trẻ có thể chỉ biểu hiện thay đổi nhiệt độ- tăng hoặc giảm và bú kém) và dễ dàng trở nặng.

Việc khảo sát nguyên nhân ở nhóm tuổi này bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau và đòi hỏi phải nhập viện. Phân biệt giữa nhiễm siêu vi hay nhiễm vi khuẩn ở tuổi này thường khó, trẻ dưới 3 tháng không chỉ nguy cơ nhiễm trùng cao mà cả nhiễm siêu vi cũng có thể gây nguy hiểm.

Trẻ 3- 36 tháng tuổi: Nguy cơ nhiễm trùng đã giảm đi do đã chích ngừa được một số loại. nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở nhóm tuổi này là nhiễm trùng tiểu.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 12

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và nhiệt độ bình thường là bao nhiêu?

Hầu hết 2 phần 3 trẻ sẽ đi khám bệnh vì sốt trước 2 tuổi. Thân nhiệt được điều chỉnh bằng trung tâm điều nhiệt nằm ở trong não, tùy theo tín hiệu nhận được từ thụ thể xung quanh và nhiệt độ trong máu mà trung tâm điều nhiệt sẽ điều chỉnh thân nhiệt một cách tự động.

Nhiệt độ cơ thể được duy trì trung bình là 37 độ, dao động từ 36-37,8 độ C tùy theo từng cá thể. Thân nhiệt thay đổi theo thời điểm trong ngày (thấp nhất lúc 2-6 giờ sáng, cao nhất lúc 5-7 giờ chiều) và thay đổi theo tổng trạng của một người ví dụ người trẻ, phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao hơn.

Nhiệt độ này đo chính xác nhất ở hậu môn (bằng nhiệt độ cơ thể), hoặc nách (thấp hơn khoảng 0,5 độ). Theo dõi thân nhiệt ở nách đơn giản và phổ biến hơn, do đó nhiệt độ mà bạn đọc trên y văn hiện nay được ghi nhận theo nhiệt độ đo ở nách và không cộng thêm 0,5.

Ví dụ khi nói: “sốt là khi thân nhiệt trên 37,5 OC” - bạn hiểu là đây là nhiệt độ đo ở nách, không cộng, thân nhiệt chính xác của cơ thể lúc đó là 38 OC. Đối với các phương pháp đo thân nhiệt khác như máy điện tử, máy hồng ngoại, độ chính xác lệ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng máy, màu sắc da, vật cản, tiếp xúc môi trường lạnh trước đó… nhiệt độ đo bằng những phương pháp này được tính gần bằng nhiệt độ đo ở nách.

Nhiệt độ đo ở nách từ 37,5 OC được gọi là sốt nhẹ, từ 38 OC bắt đầu uống thuốc hạ sốt.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 13

Những điều cha mẹ nên và không nên làm khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt nhẹ cha mẹ có thể sơ cứu ngay tại nhà nhưng nếu tình trạng trở nặng thì cần đưa trẻ đến bệnh viên để thăm khám ngay.

Trẻ cần phải được nhập viện nếu ói nhiều, mất nước vẻ đừ mệt, ngủ gà hoặc bứt rứt, có dấu hiệu sốc như mạch yếu, nhịp tim chậm, tưới máu kém, suy hô hấp, nổi bông da, tím tái, suy giảm sự thức tỉnh, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc.

Trẻ cũng cần phải khám ngay nếu có tiền sử bất thường cơ thể như đã từng đặt shunt, phẫu thuật cắt lách, truyền máu, dị dạng đường tiểu, bệnh nền tim mạch, thiếu máu…suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính, không được chích ngừa trước đó.

Trẻ nên đi khám khi có nốt xuất huyết, nổi ban da, mệt mỏi hơn biểu hiện hàng ngày, ăn uống kém, có sốt co giật, trẻ dưới 3 tháng tuổi và đã sốt 2-3 ngày không giảm

Nếu trẻ có sốt nhưng những dấu hiệu khác bình thường như trong bảng dưới đây, phụ huynh có thể cho theo dõi 1-2 ngày tại nhà. Nếu có một hay nhiều dấu hiệu trung bình, nặng: cần phải được đi khám ngay.

Quan sát trẻ là một chìa khóa quan trọng.Trẻ bình thường và tỉnh táo khi: trẻ nhìn theo người khác, nhìn quanh phòng, với 2 mắt sáng. Quan sát trẻ ngồi, cử động tay chân trên bàn, trong lòng mẹ hay ngồi mà không cần dựa cho thấy trẻ vận động bình thường.

Hành vi bình thường khi nói chuyện, ê a tự nhiên, chơi đồ chơi, tìm lấy đồ, cười, khóc khi bị kích thích khó chịu. Trẻ bình thường khóc sẽ dễ dỗ dành, và dịu xuống khi được cha mẹ ôm,

Trẻ có dấu hiệu suy yếu khi: 2 mắt đục, nhìn đờ đẫn vào khoảng trống, không hề cử động trong vòng tay mẹ, nằm yếu ớt trên bàn cho thấy trẻ đang nặng. Hành vi bất thường trẻ bứt rứt, kích thích, trẻ nặng sẽ khóc liên tục kể cả khi được ôm hay dỗ dành.

Vậy nên khi trẻ bị sốt, cha mẹ lưu ý nên và không nên làm những điều sau đây: 

- Thức ăn nên chọn những loại mềm, dễ tiêu, trẻ có thể ăn cháo hoặc cơm tùy theo sở thích nhưng mềm, dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ.

- Nghỉ ngơi đủ và uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước.

- Tránh mặc quần áo bó sát, nên mặc đồ rộng, nhẹ, thoải mái, đắp cho trẻ chăn mỏng

- Tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin.

- Có thể tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió.

- Không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cho trẻ cho đến khi được bác sĩ khám và chẩn đoán.

- Sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trong tờ thông tin thuốc hoặc hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trẻ bị sốt? Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn mẹ cách hạ sốt nhanh, đúng nhất - 14

Một số quan niệm sai lầm cha mẹ dễ mắc phải khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, một số cha mẹ vì quá lo lắng mà có thể dẫn đến việc dễ mắc các sai lầm sau: 

- Một số phụ huynh không cho con uống thuốc hạ sốt vì sợ thuốc ảnh hưởng lên gan, một số khác lại quá lo lắng, vừa uống hạ sốt vừa nhét thuốc đường hậu môn, làm quá liều thuốc hạ sốt.

- Quan niệm cũ lau mát cho trẻ bằng cồn, rượu, chanh, lau bằng nước lạnh, nặn gió, không dám tắm hoặc tắm bằng nước lạnh là không đúng.

- Sợ hoặc không muốn đi bệnh viện nên thường ra nhà thuốc mua tạm thuốc không rõ, lạm dụng kháng sinh.

- Đo nhiệt độ bằng sờ tay, áp trán, không có nhiệt kế ở nhà.

- Phụ huynh thường thắc mắc sao uống hạ sốt rồi mà không hạ được, hoặc hạ sốt rồi lại sốt lại. Thuốc hạ sốt chỉ giúp hạ sốt tạm thời, giúp bé thoải mái, chứ không giúp lui bệnh.

Nếu bé nhiễm siêu vi cần phải chờ 3-5-7 ngày để siêu vi tự khỏi (tùy loại siêu vi) và trong khoảng thời gian đó trẻ có thể sốt liên tục/ nhiều cử, nếu bé nhiễm trùng cần uống kháng sinh và ít nhất 2-3 ngày sau khi lượng vi khuẩn giảm xuống, cơ thể mới hết sốt được.

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích
Theo Hạ Mây Dịch từ: Smartparenting (thoidaiplus.giadinh.net.vn)