Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi trộm nhiều hơn so với người lớn. Các thời điểm trẻ bị đổ mồ hôi có thể là trong ngày nhưng nhiều nhất vẫn là ban đêm, khi con đã ngủ say.
Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, vậy liệu nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm liệu có phải do một vấn đề nào đó của sức khỏe hay chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường?
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn nên trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu em bé chỉ đổ mồ hôi ở đầu và cổ, trong vòng 30-60 phút mà không có các triệu chứng khác, đó là mồ hôi sinh lý bình thường.
Tình trạng này sẽ dần cải thiện khi trẻ lớn lên, tuy nhiên nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều và quá thường xuyên, cha mẹ nên nên quan sát kỹ bởi trong nhiều trường hợp trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn ảnh hướng tới sự phát triển của trẻ. Đồng thời, trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ còn gây ra một số vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Do tác động của các yếu tố bên ngoài
Mục đích của việc ra mồ hôi chính là để làm mát cơ thể. Ở trẻ em, cơ chế làm mát của cơ thể thường bị tác động bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, mặc quần áo nhiều, trong phòng quá bí... khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi và trẻ chưa có khả năng có thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách phối hợp hệ thần kinh phó giao cảm với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể.
Trẻ sơ sinh không có nhiều tuyến mồ hôi như người lớn, các tuyến mồ hôi của bé thường tập trung ở phần đầu nên nếu bé ngủ trong môi trường bí bách, không có sự thông thoáng hay hoạt động nhiều thì sẽ bị đổ mồ hôi đầu.
Ngoài ra, hiện tượng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở trẻ em có liên quan đến sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh vẫn chưa có sự hoàn thiện và phát triển hoàn toàn nên không thể giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể của trẻ giống như người lớn, do vậy mà gây ra hiện tượng bé đổ mồ hôi đầu.
Trẻ sơ sinh không có nhiều tuyến mồ hôi như người lớn, các tuyến mồ hôi của bé thường tập trung ở phần đầu nên nếu bé ngủ trong môi trường bí bách, không có sự thông thoáng hay hoạt động nhiều thì sẽ bị đổ mồ hôi đầu.
Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý
Trẻ thiếu canxi, vitamin D: Khi thấy trẻ đổ mồ hôi trộm ban đêm kèm những dấu hiệu trẻ quấy khóc vào ban đêm, trẻ bị rụng tóc, trẻ còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng… có thể là dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và các cơ sở y tế để được kiểm tra xác định nguyên nhân có phải do trẻ thiếu canxi không, từ đó có cách thức bổ sung phù hợp.
Chứng tăng tiết mồ hôi: Nguyên nhân của chứng bệnh này là bộ phận cảm biến thân nhiệt của trẻ gặp vấn đề, làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu và dễ bị cảm lạnh.
Khi thấy trẻ đổ mồ hôi trộm ban đêm kèm những dấu hiệu trẻ quấy khóc vào ban đêm, trẻ bị rụng tóc, trẻ còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng… có thể là dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi.
Bệnh lý về tim mạch: Trẻ hay ra mồ hôi trộm một cách bất thường vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về tim mạch hay tim bẩm sinh nếu bé có các dấu hiệu kèm theo như sốt, khó thở… cần đưa trẻ đến thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chứng ngưng thở trong khi ngủ: Ngoài việc đổ mồ hôi trộm, trẻ thường có dấu hiệu ngáy nhiều, tiếng ngáy to, mặt tím tái, trẻ mở miệng khi thở... Nguyên nhân là do những bất thường ở đường khí quản làm cản trở hệ hô hấp của bé. Chứng bệnh này có thể dẫn đến đột tử nếu không được phát hiện kịp thời.
Các triệu chứng đổ mồ hôi trộm ban đêm ở trẻ em là gì? Trẻ đổ mồ hôi nhiều khi ngủ có đáng lo?
Đổ mồ hôi là cách tự nhiên để hạ nhiệt độ cơ thể. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể đổ mồ hôi cả ngày lẫn đêm khi nhiệt độ phòng cao, mặc nhiều quần áo, vận động hay tập thể dục. Vì vậy khi trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm, cha mẹ cần tìm hiểu các yếu tố: nhiệt độ phòng cao, cho em bé mặc quá nhiều đồ, khăn, tất (vớ).
Đổ mồ hôi trộm là đổ mồ hôi ban đêm nhiều hơn bình thường, khi đã loại trừ những yếu tố bên ngoài, thường gặp ở cả trẻ em hay người lớn. 12% trẻ em có đổ mồ hôi trộm ít nhất 1 lần mỗi tuần. Trẻ em có thể đổ mồ hôi một vùng cơ thể như mặt, trán, toàn bộ đầu cổ, hay vùng nách mà những vùng khác trên cơ thể khô ráo. Hoặc có thể đổ mồ hôi toàn cơ thể.
Trẻ có thể có triệu chứng:
- Đỏ bừng mặt hay toàn thân
- Tay hoặc toàn bộ cơ thể ấm nóng
- Da ẩm ướt
- Khóc hay khó chịu về đêm do bị ướt
- Ngủ ngày nhiều vì giấc ngủ đêm có thể không đủ chất lượng.
Trẻ đổ mồ hôi trộm vào ban đêm có phải là biểu hiện của bệnh lý, hay do trẻ thiếu chất?
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em thường vô hại, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn, khi đó bạn cần chú ý những triệu chứng đi kèm.
- Bệnh lý mũi họng và phổi: trẻ đổ mồ hôi đêm thường có những bệnh lý như: dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng da, ngưng thở, viêm amidan, tăng động, nóng tính. Đa phần là các bệnh đường hô hấp.
- Rối loạn hormon, ví dụ đến tuổi dậy thì.
- Cơn hoảng loạn lúc ngủ: thường xuất hiện lúc trẻ đã ngủ sâu, trẻ biểu hiện rất sợ hãi nhưng lại không nhớ gì về sự kiện đó, trẻ đổ mồ hôi rất dữ dội, đôi khi kèm theo la hét, ngồi dậy, thở dốc…
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA): đổ mồ hôi nhiều kèm với ngủ ngáy, miệng há ra khi ngủ, hay cựa quậy có thể là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ. Trẻ em mắc hội chứng này thường giấc ngủ không đủ chất lượng, do đó thức dậy mà còn rất mệt, cảm giác không nghỉ ngơi đủ, có thể có đau đầu, học hành sa sút hay rối loạn hành vi. Trẻ em có hội chứng OSA thường có cơ địa béo phì.
- Chứng tăng tiết mồ hôi vô căn: đổ mồ hôi trộm mà không có nguyên nhân, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều ở mặt, tay, chân, thân nhiệt của những trẻ này thường thấp hơn bình thường. Trẻ em có tỉ lệ tuyến mồ hôi nhiều hơn so với người lớn (do trẻ em có kích thước nhỏ), và cơ thể trẻ chưa học được khả năng điều chỉnh thân nhiệt hoàn hảo so với người lớn, do đó, trẻ có thể đổ mồ hôi bất cứ lúc nào để hạ nhiệt độ cơ thể. Trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều do gene di truyền.
- Bệnh bạch cầu cấp và những bệnh nặng khác: một trong những biểu hiện của bạch cầu cấp (ung thư máu) là đổ mồ hôi trộm, ngoài ra trẻ thường có biểu hiện: sốt, ho, tiêu chảy, sụt cân, chán ăn, mệt, chảy máu mũi, đau nhức xương khớp, khó nuốt, khó thở. Lưu ý, đổ mồ hôi trộm không gây ra bệnh bạch cầu cấp.
- Trẻ còi xương/ thiếu vitamin D: ngoài đổ mồ hôi trộm, trẻ còi xương kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng. trẻ em thiếu vitamin D thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình.
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế phát triển tốt, trẻ em được uống sữa mẹ, sữa công thức đầy đủ nên tình trạng này hiếm xảy ra. Một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và đổ mồ hôi trộm.
Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, cha mẹ cần làm gì để khắc phục?
Như đã trình bày ở trên, đổ mồ hôi trộm ở trẻ em khá thường gặp và đa phần không có nguyên nhân cũng không gây hại cho cơ thể, do đó, đổ mồ hôi trộm không có thuốc đặc trị. Cha mẹ có thể giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn bằng cách:
- Giữ phòng ở nhiệt độ mát, hoặc dùng thêm quạt.
- Cho trẻ mặc đồ ngủ thoáng dễ hút ẩm, không quấn trẻ trong quá nhiều lớp quần áo.
- Đặt túi làm mát ở dưới gối để đầu trẻ mát.
- Drap giường, chăn, mền, gối sử dụng chất liệu hút ẩm.
- Tránh cho trẻ hoạt động mạnh quá nhiều trước giờ đi ngủ.
- Bổ sung vitamin D và các chất dinh dưỡng khác đối với trẻ còi xương, chậm lớn: Bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ vitamin, khoáng chất. Vitamin D không chỉ có vai trò trong phát triển calci hay điều trị đổ mồ hôi trộm do thiếu vitamin D mà còn có vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Kiểm soát hen suyễn và dị ứng có thể giảm triệu chứng đổ mồ hôi trộm.
Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu các bệnh lý hô hấp hay rối loạn giấc ngủ, trẻ chậm lớn, còi cọc, ngủ ngáy, tiếng thở lớn, thở miệng, khò khè, thở nhanh, đau tai, cứng cổ, đầu yếu, biếng ăn, sụt cân, ói nhiều, tiêu chảy... nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.