Con cái phát triển khỏe mạnh là niềm mong đợi lớn nhất trong lòng của mỗi bậc cha mẹ, đặc biệt là sống trong một xã có đầy đủ về vật chất như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhưng lại dễ dàng bỏ qua một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ, đó chính là giấc ngủ.
Có những quy tắc khoa học về độ dài giấc ngủ mà trẻ ở từng lứa tuổi cần phải có, điều này cho thấy rằng một giấc ngủ ngon là rất quan trọng đối với quá trình lớn lên của trẻ trẻ.
Chị Yu Li, đang sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cô con gái 3 tuổi, qua sự theo dõi của chị Yu Li chiều cao của con gái chị phát triển rất chậm, những đứa trẻ cùng tuổi cao hơn con gái chị nửa cái đầu, điều này khiến chị Yu Li lo lắng.
Ngày thường, Yu Li rất chú trọng đến chế độ ăn uống của con gái, cô không cho con ăn đồ ăn vặt, các bữa ăn trong tuần cũng là sự kết hợp giữa thịt và rau, cân bằng dinh dưỡng, nhưng chiều cao của cô bé vẫn không cải thiện được bao nhiêu.
Do đó, chị Yu Li quyết định đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, tại đây chị cho biết, cô bé có thói quen thức khuya và đi ngủ muộn, thường khoảng 12 giờ đêm.
Bác sĩ nói rằng thời gian ngủ của trẻ 3 tuổi nên duy trì vào khoảng 12 giờ một ngày, nhưng trẻ thường vui chơi vào ban ngày, vậy nên giấc ngủ ban đêm rất quan trọng. Trẻ nên ngủ trước 10 giờ để đạt được trạng thái tốt nhất.
Cha mẹ không nên chỉ tập trung phần lớn vào chế độ dinh dưỡng mà cần chú ý hơn đến giấc ngủ, bởi yếu tố này tác động lớn đến quá trình tăng chiều cao và phát triển trí tuệ của trẻ.
Việc con gái của chị Yu Li thường xuyên ngủ muộn nên đã bỏ lỡ thời gian ngủ tốt nhất, vậy nên khi thức dậy muộn vào buổi sáng, các chức năng cơ thể hoàn toàn bị gián đoạn, điều này đương nhiên sẽ hạn chế tốc độ phát triển của trẻ.
Thời gian ngủ thích hợp giúp trẻ phát triển chiều cao và trí não
Có một giấc ngủ ngon không chỉ rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao mà còn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngủ ngon không đủ để tạo nên thời gian ngủ cần thiết trong một ngày mà phải ngủ trong một khoảng thời gian cố định mới có thể phát huy được vai trò tốt đối với cơ thể.
Thông qua một số thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng giấc ngủ của cơ thể con người là theo chu kỳ, não ở trạng thái ngủ sâu thì thần kinh và vỏ não sẽ được thư giãn hoàn toàn để thúc đẩy quá trình phát triển của não tốt hơn, lúc này hormone tăng trưởng cũng được tiết ra gấp đôi trong ngày, rất có lợi cho sự phát triển chiều cao.
Có một giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ nhẹ sau khi trẻ chìm vào giấc ngủ, nên cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ để trẻ có thể đạt được giấc ngủ sâu lúc 10 giờ tối.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ của trẻ.
Chúng ta thường nghe câu nói "Đi ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục", vì vậy một số cha mẹ cho rằng trẻ đã đi ngủ sớm, nên thường đánh thức trẻ dậy lúc 6 hoặc 7 giờ sáng để hít thở không khí trong lành.
Thực tế, đây không phải là cách làm tốt, mặc dù ngủ quá nhiều có thể khiến con người kém năng lượng hơn, nhưng giai đoạn 6 hoặc 7 giờ sáng thực sự là “giai đoạn quan trọng” đối với giấc ngủ của trẻ.
Đây cũng là giai đoạn then chốt để não bộ được thư giãn hoàn toàn và tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, vì vậy tốt nhất nên đánh thức trẻ sau 7h, lúc này tinh thần của trẻ sẽ sung mãn hơn, tự nhiên và trẻ sẽ tràn đầy năng lượng hơn.
Vậy cha mẹ nên làm gì để trẻ đi ngủ sớm, đạt chất lượng giấc ngủ cao
Ngủ sớm rất có lợi cho sức khỏe, không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn mà còn giúp cho trí não trẻ phát triển tốt. Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây nhằm giúp trẻ ngủ ngon và thuận lợi phát triển hơn.
Hạn chế cho trẻ xem TV, sử dụng thiết bị công nghệ vào ban đêm
Việc trẻ dán mắt quá nhiều vào TV trong hàng giờ liên tiếp có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên, đặc biệt là khi trẻ xem TV, sử dụng thiết bị công nghệ vào ban đêm, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bộ não trẻ cần thời gian để thư giãn và chuẩn bị đi ngủ, trong khi đó một số chương trình truyền hình cho trẻ em tràn đầy năng lượng, không có lợi cho việc tạo ra một bầu không khí yên tĩnh dẫn đến buồn ngủ. Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra mối liên hệ giữa mức tiêu thụ phương tiện vào buổi tối và giấc ngủ kém.
Nếu cha mẹ muốn trẻ đi ngủ sớm và ngủ ngon, tốt nhất là hãy tắt TV trước ít nhất một giờ khi trẻ lên giường vào ban đêm.
Nên cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ để trẻ có thể đạt được giấc ngủ sâu lúc 10 giờ tối, và đánh thức trẻ vào khoảng 7 giờ sáng hôm sau.
Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ
Nhiều bé hình thành thói quen 10-12 giờ đêm vẫn chưa chịu ngủ, gây mệt mỏi cho cả cha mẹ, người chăm. Lúc này, cần lập lại thói quen ngủ sớm cho con.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy gần như cố định mỗi ngày và không thay đổi, ví dụ cho con đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 7 giờ sáng hôm sau, duy trì khung giờ cố định này trong vài tháng liền. Điều này giúp đồng hồ sinh học trong cơ thể của con trẻ hoạt động theo một chu kỳ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhất.
Hạn chế các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
Không gian, môi trường cũng tác động một phần đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, cha mẹ nên hạn chế tối đa mọi tiếng ồn khiến trẻ bị phân tán giấc ngủ bằng cách tắt TV, ngừng rửa bát, đi nhẹ nói nhỏ, đóng cửa phòng ngủ hoặc có thể bật nhạc không lời giúp trẻ dễ buồn ngủ hơn.
Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ, cần tránh những kích động, những trò chơi mạnh hoặc những chấn động tâm lý, hình ảnh bạo lực kinh dị, hay chứng kiến cha mẹ cãi nhau... bởi những điều này có thể ảnh hưởng tới trẻ.
Để ánh sáng nhẹ hoặc tắt hẳn đèn để bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn
Ánh sáng cũng là yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ ngủ, hãy bật có ánh sáng nhẹ hoặc tắt hẳn đèn ngủ để con bạn ngủ được sâu giấc hơn.
Ngoài ra, hãy đặt bên trẻ một số vật dụng như thú nhồi bông, gối ôm để bé cảm thấy thoải mái và không phải ở một mình trong khi ngủ.
Cha mẹ cũng nên thiết lập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử hoặc xem TV trước khi ngủ.