Như chúng ta đã biết giấc ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời giấc ngủ trưa đúng cách có thể khiến trẻ hoạt bát hơn, đỡ mệt mỏi hơn. vì vậy, hầu hết các trường mầm non sẽ có những quy định về việc sắp xếp giấc ngủ trưa cho trẻ.
Các giấc ngủ trưa của trẻ em đã được các chuyên gia nghiên cứu, sau đó liệt kê những lợi ích tuyệt vời mà một giấc ngủ trưa sâu giấc, đều đặn mang lại. Bố mẹ nên lưu tâm những thông tin dưới đây để giúp trẻ ngủ trưa đúng đắn và sâu giấc.
Những lợi ích khi trẻ ngủ trưa khoa học
Cải thiện trí nhớ, kích thích trí tưởng tượng
Ngủ trưa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có thể tập trung tốt hơn, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu lên não. Những đứa trẻ có giấc ngủ trưa đều đặn, ngon giấc sẽ có trí nhớ tốt hơn.
Đồng thời trẻ trưa sâu giấc trong một không gian thoáng mát sẽ giúp cải thiện các vùng chức năng não bộ. Điều này sẽ giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng của mình một cách tốt nhất.
Hầu hết các trường mẫu giáo hiện nay đều rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ trưa.
Hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch
Có được một giấc ngủ trưa đầy đủ sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình trao đổi chất ở trẻ, cân bằng hệ dinh dưỡng trong cơ thể, hạn chế được các bệnh hay gặp. Đồng thời, điều này còn giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn về chiều cao, cân nặng và đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định.
Cải thiện khả năng học tập
Với một giấc ngủ ngắn chất lượng có thể giúp trẻ tập trung hơn, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt. Trẻ sẽ phát triển được khả năng phối hợp và biết cách xử lý các chuỗi thông tin, các sự việc khác nhau một cách nhanh chóng nhất nếu được ngủ trưa đầy đủ.
Từ đó, hình thành được cho trẻ khả năng phản xạ và xử lý thông tin nhanh chóng hơn trong mọi tình huống.
Cải thiện tâm trạng luôn vui vẻ, giảm cáu gắt
Những đứa trẻ có giấc ngủ chất lượng thường ít quấy khóc hơn những đứa trẻ ít khi ngủ trưa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn có nguy cơ bị căng thẳng thấp hơn từ đó giúp cho tâm trạng của trẻ tốt hơn và luôn năng động, vui vẻ.
Trẻ ngủ trưa đều đặn giúp cho tâm trạng tốt hơn và luôn năng động, vui vẻ.
Trẻ ngủ trưa cần lưu ý những gì?
Mặc dù ngủ ngủ trưa có rất nhiều lợi ích nhưng nếu không trẻ ngủ không đúng cách có thể vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển về sau. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây khi cho trẻ ngủ trưa.
Không nên cho trẻ ngủ ngay sau khi vừa ăn no
Một số phụ huynh có thói qurn dỗ trẻ ngủ ngay sau khi ăn no, tuy nhiên làm như vậy rất nguy hiểm, bởi dạ dày chưa kịp tiêu hóa, việc nằm ngay có thể khiến thức ăn trong dạ dày của trẻ bị trào ngược, thậm chí gây tắc đường hô hấp, khoang mũi.
Tốt nhất, sau khi ăn nên cho trẻ thư giãn, nghĩ ngơi nhẹ nhàng khoảng 30 phút trước khi ngủ.
Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ngủ trưa quá lâu, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Không nên ngủ quá lâu
Giấc ngủ trưa phải được kiểm soát theo độ tuổi của trẻ, nếu không, khi trẻ ngủ đủ giấc vào buổi trưa, trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, lúc này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của chính trẻ.
Một số thói quen bình thường của các bậc phụ huynh cũng sẽ bị xáo trộn bởi trẻ không thể đi vào giấc ngủ.
Không ép trẻ ngủ
Trẻ có cần ngủ trưa hay không thực ra liên quan đến nhu cầu của chính bản thân trẻ. Bố mẹ không nên ép trẻ ngủ trưa nếu không thấy có dấu hiệu buồn ngủ hoặc chưa tới giờ ngủ, hay đang đi trên đường.
Những giấc ngủ trưa như thế sẽ khiến trẻ không được ngon giấc và thậm chí còn thấy mệt mỏi sau khi tỉnh dậy. Do đó, bố mẹ nên để trẻ tự hình thành cho mình thói quen ngủ trưa ngay từ đầu.
Nếu cha mẹ muốn con ngủ trưa, hãy cố gắng kiểm soát thời gian khoảng 30 đến 1 tiếng, khi trẻ lớn hơn, thời gian ngủ trưa nên được rút ngắn lại một cách hợp lý.
Những mẹo hay để trẻ ngủ trưa ngon giấc, khỏe mạnh
Lập thời gian biểu khoa học
Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, quấy khóc, nhắm mắt, dụi mắt,... Đồng thời cần quan sát và nắm được chu kỳ ngủ của con.
Nếu đã xác định rõ khoảng thời gian ngủ trưa cũng như các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ, con sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn vì cha mẹ đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé.
Tập thói quen tự ngủ
Đối với những trẻ nhỏ, thường thì sau khi ngủ trẻ sẽ ngủ thiếp đi và từ đó hình thành thói quen ngủ sau khi bú no. Bố mẹ cần tạo thói quen cho bé khi ngủ bằng cách tách biệt việc bú sữa và ngủ sau khi bú no. Điều này lâu dần sẽ giúp trẻ có thể ngủ mà không cần lúc nào cũng phải có mẹ.
Không đắp quá nhiều chăn
Nhiệt độ cơ thể của trẻ em luôn cao hơn người lớn. Hơn nữa, trẻ sẽ rất khó ngủ nếu nóng bức. Vì vậy, mẹ có thể hạn chế sử dụng chăn bằng cách giữ nhiệt độ phòng của bé luôn ổn định.
Trong phòng bé, lắp một chiếc máy điều hòa nếu cần và đặt xa giường ngủ của con.
Tạo không gian thoải mái
Bố mẹ cần cho trẻ ngủ ở một nơi đủ thoải mái, cho trẻ có thể duỗi thẳng chân tay. Điều này giúp trẻ ngủ ngon hơn và tránh được những nguy hiểm không thể lường trước được. Mẹ nên cho bé ngủ ở nơi an toàn như nôi, cũi, giường,... với các vật dụng chắn gần trẻ.
Mẹ nên cho bé ngủ ở nơi an toàn như nôi, cũi, giường,... với các vật dụng chắn gần trẻ.