Nhà giáo dục Ý Montessori đã viết trong cuốn "Assimilated Mind": "Không có bàn tay, trí thông minh của trẻ có thể phát triển đến một mức độ nhất định. Nhưng nếu có sự vận động của tay, trí thông minh sẽ đạt đến một mức độ cao hơn".
Mức độ phát triển trí thông minh của trẻ được thể hiện qua các đầu ngón tay. Nói tóm lại có thể đánh giá mức độ thông minh qua sự linh hoạt của ngón tay bé.
Bàn tay là bộ não thứ hai của cơ thể con người
Nhà giáo dục nổi tiếng Montessorri đã chỉ ra sau khi nghiên cứu cách điều trị và giáo dục trẻ em thiểu năng trí tuệ rằng “sự phát triển trí thông minh cần được vận hành thông qua cả hai bàn tay”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng khớp thần kinh trong tế bào thần kinh não có mối quan hệ nhất định với trí thông minh của trẻ và số lượng liên kết khớp thần kinh phụ thuộc vào kích thích do thế giới bên ngoài mang lại. Để tiếp nhận được kích thích này ngoài thính giác, thị giác và khứu giác còn có xúc giác.
Ngón tay của em bé là phương tiện tiếp xúc xúc giác và có nhiều sợi thần kinh trên ngón tay có thể truyền trực tiếp cảm giác khi chạm vào một vật đến não. Đồng thời, ngón tay có thể kích thích các khớp thần kinh trong tế bào thần kinh não thông qua các cử động khác nhau, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của bé.
Đứa trẻ thông minh hay không có thể dựa vào 3 hành vi với tay
1. Sự linh hoạt của các ngón tay
Trẻ sơ sinh có thể học kiến thức thông qua mắt, mũi, miệng, bàn tay để nhận thức, vận hành và quan sát, đặc biệt cử động của ngón tay có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh.
Nếu các ngón tay bé linh hoạt, bé thường thích khua khoắng tay đùa nghịch, điều này cho thấy sự phát triển trí tuệ của bé tốt hơn, khả năng học tập của bé trong tương lai có thể cao hơn các bạn cùng tuổi.
2. Vẽ tranh rất giỏi
Đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn thích vẽ vời, nghịch ngợm vẽ tranh. Qua quá trình này mới rèn luyện được khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ.
Vẽ tranh đòi hỏi sự phối hợp của tay, não và mắt. Nếu ngay từ khi còn nhỏ mà con bạn đã thể hiện khả năng vẽ tranh vượt trội chứng tỏ trí thông minh của trẻ cũng rất tốt.
3. Trẻ dưới 1 tuổi thích mút tay
Nói chung, trẻ sơ sinh bắt đầu mút ngón tay trong khoảng hai tháng, và chúng bắt đầu khám phá thế giới thông qua việc cắn mút. Trên thực tế, trẻ mút tay có thể có một số lợi ích sau:
- Thúc đẩy sự phát triển thể chất của bé: Nó có thể kích thích sự phát triển của não và kiểm soát cơ thể. Khi bé mới sinh khả năng điều khiển tay chân chưa mạnh, khi cho tay vào miệng sẽ tập được sự phối hợp giữa hệ giác quan và hệ vận động, giúp phát triển thể chất của bé.
- Đó là một loại hành vi "học hỏi": Cách đầu tiên một em bé nhận thức thế giới là bằng cách ngậm bằng miệng. Bằng cách này, chúng sẽ phân biệt những thứ xung quanh.
- Giúp hình thành nhận thức về bản thân: Trẻ sơ sinh dùng tay để xoa dịu cảm xúc, và hành vi này giúp trẻ hình thành “tính tự giác”.
Hai hành vi ở tay cảnh báo trẻ có vấn đề tâm lý
1. Trên 1 tuổi vẫn thích mút tay
Trẻ dưới 1 tuổi thích mút ngón tay là chuyện bình thường, đó là do trẻ nhận biết thế giới qua miệng. Bởi lúc này não bộ trẻ chưa phát triển hoàn thiện thì tay chỉ là vật bên ngoài chứ không phải là bộ phận của cơ thể bé nên trẻ đang tự tìm hiểu.
Với sự hoàn thiện của sự phát triển trí não, hầu hết các bé sẽ dần thay đổi hành vi mút ngón tay của mình, tuy nhiên việc các bé lớn hơn vẫn có hành vi mút tay là một vấn đề tâm lý.
Cha mẹ nên trao đổi với trẻ nhiều hơn để tìm ra vấn đề tâm lý của con, ngoài ra có thể áp dụng phương pháp chuyển hướng chú ý, chơi với con nhiều hơn, sử dụng đồ chơi thú vị để con vui, hoặc nhờ con làm giúp những việc nhỏ và tăng cường hoạt động tay chân. Từ đó, chỉnh sửa dần thói quen mút tay.
2. Thích cắn móng tay xé da
Một số trẻ thích cắn móng tay đến mức làm rách móng tay hoặc cắn chảy máu đầu ngón tay, trẻ biết cắn móng tay là sai nhưng không thể kiểm soát được. Một số trẻ còn thích xé phần da ở khóe móng tay. Cắn móng tay thường bắt đầu ở tuổi 4 hoặc 5, tăng lên đáng kể khi 6 tuổi và giảm dần sau 11 tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu trẻ thích cắn móng tay, có thể do thiếu các nguyên tố vi lượng và các nguyên nhân vật lý khác, nhưng nhiều hơn là do tâm lý, bao gồm sự chăm sóc của cha mẹ không đầy đủ, mối quan hệ gia đình không hòa thuận khiến trẻ bị trầm cảm, căng thẳng về mặt tinh thần, cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng hoặc áp lực học tập cao,...
Lúc này cha mẹ cần tìm nguyên nhân của tâm lý lo lắng, chuyển hướng chú ý của trẻ. Đối với trẻ thích cắn móng tay, cha mẹ thường nên quan tâm nhiều hơn, có thể cùng trẻ chơi game hoặc đi chơi, điều này rất tốt để giảm bớt lo lắng và khắc phục tật cắn móng tay của trẻ. Ngoài ra, cần chú ý tích cực hướng dẫn trẻ điều chỉnh hành vi cắn móng tay, không được mắng mỏ trẻ vì hành vi xấu, nếu không có thể làm trầm trọng thêm vấn đề tâm lý.
Ngoài việc điều trị tâm lý, đối với trẻ thích xé da tay, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm rau củ quả, bổ sung vitamin, giảm hiện tượng bong tróc da tay, giúp trẻ giảm khả năng bị rách tay.