Bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng ở Đài Loan, Chiêm Cảnh Toàn, chia sẻ một trường hợp: Một bé gái 7 tuổi trong phòng cấp cứu, đau dữ dội vùng bụng dưới. Bác sĩ sau khi chụp cắt lớp vi tính, phát hiện bên cạnh tử cung có những mụn mủ và mô áp xe. Ban đầu bác sĩ lo lắng cô bé bị bạo hành gia đình hoặc bị xâm hại tình dục. Sau đó, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.
Phẫu thuật phát hiện mụn mủ của cô bé 7 tuổi màu tím như khoai môn
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn kể lại trong quá trình phẫu thuật, thấy mụn mủ của cô bé khác với những người bình thường, bình thường mụn mủ sẽ có màu xanh vàng, nhưng bệnh nhân nhí 7 tuổi có mụn mủ màu tím, giống như màu củ khoai môn, cảm giác rất lạ.
Trong giây tiếp theo, một tia linh cảm lóe lên, phát hiện ra giống như trực khuẩn lao. Sau khi chụp X-quang phổi, quả nhiên cô bé bị viêm phổi, bác sĩ Chiêm đã nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm và khẳng định đây là bệnh lao điển hình. Báo cáo bệnh lý vi khuẩn cũng xác nhận suy đoán của ông.
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn cho biết, kết quả bé gái bị lao phổi
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn tiếp tục giải thích rằng, bé gái bị nhiễm bệnh lao khiến vi khuẩn chạy đến khoang chậu tạo thành áp xe vùng chậu và mụn mủ. Bố, mẹ và chị em gái có thể là nguồn lây bệnh, và ngay cả những bạn học mà cô bé đã tiếp xúc cũng rất nguy hiểm. Vì con gái bị lao phổi nên cả nhà ai cũng phải điều trị. Mỗi người đều có những triệu chứng khác nhau sau khi bị nhiễm bệnh lao, bác sĩ Chiêm cũng đã xem xét các báo cáo tài liệu và chỉ ra rằng cũng có những trường hợp xương bị vi khuẩn lao ăn khủng khiếp.
Bệnh lao là gì?
Dược sĩ Triệu Nghệ Phân thuộc Hiệp hội Dược sĩ thành phố Đài Bắc cho rằng, bệnh lao là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Tuy lao có thể ảnh hưởng đến tất cả cơ quan trong cơ thể nhưng phổi và hô hấp là hai cơ quan thường xuyên bị mắc bệnh nhất. Trước khi có kháng sinh, lao là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại vì khi đó mắc lao đồng nghĩa với việc người bệnh suy kiệt dần rồi chết.
Đa số các người bệnh không có triệu chứng nào trong giai đoạn này và bệnh cũng không lây lan. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tùy vào cơ quan nào bị ảnh hưởng, các triệu chứng có thể bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. Các triệu chứng của lao có thể gây ra do nhiều bệnh liên quan đến phổi khác.
Lao là một bệnh nghiêm trọng tuy nhiên bệnh chỉ phát triển trong những bệnh cảnh đặc biệt. Thông thường, một người khỏe mạnh hoàn toàn có thể chống chọi lại việc nhiễm lao. Bệnh lao chỉ thường xảy ra ở những người sức khỏe kém và có hệ miễn dịch suy giảm. Những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường, hay những người có sức khỏe suy kiệt, có nhiều bệnh đồng mắc là đối tượng dễ bị nhiễm lao nhất.
Phòng ngừa bệnh lao?
Do đó, để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình, bạn cần nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh.
Giữ gìn vệ sinh chỗ ở: Hầu hết các bệnh về đường hô hấp đều phải giữ gìn vệ sinh không khí thật tốt. Giữ gìn vệ sinh chỗ ở, nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao hình thành và phát triển.
Tiêm vắc xin: Vắc xin là một biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất. Tiêm vắc xin BCG để phòng tránh bệnh lao cho trẻ em.
Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài: Khi đi ra ngoài, nên có thói quen đeo khẩu trang để tránh khói bụi của các phương tiện giao thông, nhà máy. Đặc biệt, khi đi vào bệnh viện hoặc những nơi có nguy cơ lây nhiễm lao cao phải mang khẩu trang để tránh lây nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (tác nhân gây bệnh lao) qua không khí.
Che miệng khi ho, ngáp, hắc hơi,…: Che miệng với khăn giấy mỗi khi ho hay hắc hơi,… sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác. Tránh khạc nhổ bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng.
Tránh hút thuốc lá, thuốc lào: Không nên hút thuốc lá, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả.