U máu ở trẻ sơ sinh là gì?
U máu ở trẻ sơ sinh được tạo thành từ các mạch máu hình thành không chính xác và nhân lên nhiều hơn bình thường. Những mạch máu này nhận tín hiệu để phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu đời của em bé. Hầu hết, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện khi mới sinh hoặc trong vài tuần đầu sau khi sinh.
U máu ở trẻ sơ sinh được tạo thành từ các mạch máu hình thành không chính xác. (Ảnh minh họa)
Trong những tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ phát triển nhanh chóng. Thời gian này được gọi là giai đoạn tăng sinh hoặc giai đoạn tăng trưởng. Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, vào khoảng 3 tháng tuổi, u máu dưới da ở trẻ sơ sinh sẽ ở mức 80% kích thước tối đa của nó.
Trong hầu hết các trường hợp, chúng ngừng phát triển và bắt đầu nhỏ lại khi bé được khoảng 1 tuổi. Nó sẽ bắt đầu phẳng và bớt đỏ hơn. Giai đoạn này, được gọi là sự tiến hóa, tiếp tục từ giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn đầu thời thơ ấu. Hầu hết, sự co lại của u máu ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ được 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. Theo các nghiên cứu, gần một nửa số trẻ bị u máu ở trẻ sơ sinh có thể để lại một số mô sẹo hoặc mạch máu thừa trên da.
U máu ở các bé sơ sinh là khối u phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, thường gặp ở các bé gái hơn bé trai. Ngoài ra, trẻ sinh thiếu tháng hoặc trẻ nhẹ cân cũng có thể bị u máu. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân gây nên tình trạng u máu ở trẻ sơ sinh.
U máu của trẻ sơ sinh có thể xuất hiện trên hoặc dưới da. (Ảnh minh họa)
Các loại u máu ở trẻ sơ sinh
Có 2 loại u máu ở các bé sơ sinh phổ biến nhất là:
- U máu bên ngoài: U máu bề ngoài hoặc u máu trên da (trong da) và phát triển trên bề mặt da. Chúng còn được gọi là u máu dâu tây hoặc vết dâu tây vì có màu đỏ sần sùi. Chúng có thể bắt đầu là những vùng nhỏ màu trắng, hồng hoặc đỏ trên da, sau đó nhanh chóng thay đổi thành những tổn thương nhô cao, đỏ tươi hơn. Các u mạch máu bề ngoài có thể tập trung tại một điểm hoặc lan rộng ra trên một khu vực rộng lớn hơn.
- U máu sâu: U máu sâu phát triển dưới da, làm cho nó phồng lên, thường có vết bầm màu xanh hoặc tím (hay còn gọi là u máu phẳng ở trẻ sơ sinh). Một số vết u khiến da sưng lên trông thấy.
- U máu hỗn hợp: Là sự kết hợp của sự phát triển bề mặt và sâu. U máu cũng có thể phát triển ở các cơ quan bên trong cơ thể, chẳng hạn như thận, phổi, gan hoặc não, những nơi không thể nhìn thấy chúng.
Cách nhận biết u máu ở trẻ sơ sinh
U máu có thể ở bề ngoài, chỉ phát triển ở một vài lớp trên cùng của da hoặc ở sâu, liên quan đến nhiều lớp da hơn. U máu bề ngoài ban đầu có màu đỏ tươi và thường nhô cao trên bề mặt da. U máu sâu có màu xanh lam hoặc màu da và thường có cảm giác ấm khi chạm vào. Một số u mạch máu có cả u sâu bên trong và u bề ngoài.
Hầu hết, trẻ sơ sinh chỉ có một u máu, nhưng một số có nhiều u máu. Khoảng 60% u máu nằm trên đầu và cổ. Khoảng 25% xảy ra trên thân người và 15% là trên cánh tay hoặc chân. U máu có thể tạm thời tăng kích thước sau khi khóc hoặc khi bị cảm lạnh.
Do u máu phát triển và thay đổi, chúng được gọi là khối u nhưng chúng không phải là một loại ung thư. U máu không lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc sang người khác.
U máu có thể ở bề ngoài, chỉ phát triển ở một vài lớp trên cùng của da hoặc ở sâu, liên quan đến nhiều lớp da hơn. (Ảnh minh họa)
U máu ở trẻ sơ sinh thường được nhận biết qua hình dạng và thời điểm xuất hiện. Các xét nghiệm như chụp MRI hoặc siêu âm có thể được thực hiện để xem u máu đã phát triển kích thước như thế nào dưới da và liệu nó có ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nội tạng nào hay không.
U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
U máu hiếm khi gây đau đớn trừ khi lớp da bên ngoài bị vỡ ra, biến chứng đầu tiên cần phải kể đến là da bị loét. Tình trạng loét xảy ra ở khoảng 10% trẻ sơ sinh bị u mạch máu, đặc biệt ở những vị trí ẩm ướt như vùng quấn tã, nách hoặc môi.
Mặc dù u máu là sự phát triển của mô mạch, nhưng tình trạng chảy máu nghiêm trọng là khá hiếm. U máu là một tập hợp các mạch máu nhỏ, không phải là bóng máu có thể vỡ ra. Ngoài ra, tùy vào vị trí u máu mà các biến chứng khác có thể xảy ra như:
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn, khi u máu nằm trên hoặc xung quanh mắt
- Ảnh hưởng đến việc ăn uống, khi u máu nằm trên hoặc xung quanh miệng
- Ảnh hưởng đến hô hấp khi thở nếu u máu nằm trong đường thở.
- Quấn tã, khi ở trong khu vực quấn tã.
- U máu ảnh hưởng rất lớn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi nằm trong gan. U máu lớn hoặc nhiều u máu ở gan có thể gây suy giáp (hormone tuyến giáp thấp)có thể gây suy tim,
- U máu ở trẻ sơ sinh liên quan đến hội chứng PHACE (các u mạch máu lớn ở trẻ sơ sinh đôi khi có thể là một phần của hội chứng được gọi là hội chứng PHACE) có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể.
- U máu liên quan đến khu vực sinh dục có thể liên quan đến các vấn đề về vùng chậu và hệ tiết niệu.
U máu có thể che khuất tầm nhìn của mắt. (Ảnh minh họa)
Điều trị u máu ở trẻ sơ sinh như thế nào?
U máu khá khác nhau về kích thước, vị trí của chúng, cho dù chúng liên quan đến bề mặt hoặc các phần sâu hơn của da (hoặc các vùng khác của cơ thể) và tốc độ phát triển nhanh và mạnh của chúng. Do vậy, việc điều trị cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Những phương pháp điều trị u máu của bé sơ sinh hiện nay chủ yếu bao gồm:
- Để u máu tự khỏi: Các u mạch máu nhỏ có khả năng tự khỏi mà không để lại sẹo, đặc biệt nếu chúng nằm ở những vùng được che phủ bởi quần áo, thường không cần điều trị. Tuy nhiên, việc thăm khám định kỳ được khuyến khích trong giai đoạn sơ sinh để đảm bảo không có vấn đề gì phát triển.
- Dùng thuốc: Có thể dùng thuốc chẹn beta hoặc bằng đường tiêm Corticosteroid để ngăn chặn sự phát triển của u mạch máu, giảm độ dày và khối lượng u máu, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng.
- Liệu pháp Laser: Laser có thể được sử dụng để điều trị u mạch máu trong đường thở của trẻ, chữa lành các u mạch máu bị loét, làm giảm bất kỳ mạch máu nhỏ nào còn sót lại trên bề mặt của u mạch máu sau khi tiến triển và giảm các thay đổi kết cấu còn lại trên da.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Được áp dụng cho một số bệnh nhi có u máu đã gây tổn thương mô vĩnh viễn, đe dọa cấu trúc quan trọng hoặc gây chảy máu tái phát.
"Infantile Hemangiomas: About Strawberry Baby Birthmarks", 12/24/2018, Healthy Children. "Infantile Hemangiomas", November 2017, Kids Health. "Infantile hemangioma", UCSF Benioff Children Hospital. "Infantile Hemangioma", Johns Hopkins Medicine. |