Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt

Nhiều người vẫn cho rằng trẻ ngóc đầu lên sớm là thông minh, nhưng mỗi sự phát triển đều gắn với từng độ tuổi.

Với nhiều người lần đầu làm cha mẹ, hành trình nuôi con hoàn toàn mới lạ và khác xa với những gì mà mình tưởng tượng trước đây. Trẻ sơ sinh đang thay đổi theo từng tuần, từng ngày, từ giờ. Đồng hành cùng với con trong những tháng năm đầu đời sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ con mình và chăm sóc bé tốt hơn.

Ngóc đầu được xem là một cột mốc quan trọng của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên. Nhiều cha mẹ thường hay băn khoăn: “Bé ngóc đầu sớm có thông minh hơn không?”, “Con mình ngóc đầu chậm hơn so với đứa trẻ khác có bị làm sao?... Để giúp các mẹ yên tâm, dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề trên.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 3

Hướng đầu lên là khởi nguồn cho sự phát triển của trẻ

Nhiều cha mẹ lo lắng về sự chậm tiến bộ của con mình, về việc con chậm ngóc đầu sẽ kém thông minh. Bên cạnh đó, một số khác hoàn toàn không quan tâm và không biết khi nào con mình học được những kỹ năng nào.

Thực tế “tuyệt chiêu” ngóc đầu cao của trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng, việc ngẩng đầu không chỉ giúp trẻ thay đổi trạng thái nhìn chằm chằm vào "trần nhà" mà còn là "điểm khởi đầu" cho sự phát triển vận động lớn hơn. Thế nhưng hành động này của trẻ sơ sinh không phải hình thành ngày một ngày hai là học được. 

Một số cha mẹ thường cho rằng việc ngóc đầu ảnh hưởng sớm đến sự thông minh, trẻ ngẩng đầu lên càng sớm thì chỉ số IQ càng cao, đây là "nền tảng" để đứa trẻ đứng lên và ngồi dậy. Sau đó cha mẹ sẽ thử đủ mọi cách để khiến trẻ có thể ngóc đầu lên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, điều này không phải là đúng hoàn toàn, vì còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của mỗi bé.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 4

Việc ngẩng đầu không chỉ giúp trẻ thay đổi trạng thái nhìn chằm chằm vào "trần nhà" mà còn là "điểm khởi đầu" cho sự phát triển vận động lớn hơn.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 5

Việc ngóc đầu phát triển theo độ tuổi, thể trạng của từng bé

Nếu cha mẹ chú ý quan sát thì có thể nhận thấy sự tăng trưởng và phát triển của con qua từng giai đoạn, việc nâng cao đầu quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến trẻ bỏ qua một số bước tăng trưởng khác, điều này tiềm ẩn các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh thể trạng còn rất yếu chưa thể tự ngóc đầu lên được, vì vậy cha mẹ không nên vội vàng huấn luyện hay ép bé tự ngóc đầu. Mặt khác, mỗi bé sẽ có đặc thù cơ cổ khác nhau, do vậy cha mẹ không nên so sánh con mình với con người khác.

Trẻ sau 2 tháng đã có thể ngóc đầu lên một chút. Tuy nhiên lúc này cơ cổ trẻ vô cùng yếu, cha mẹ nên lưu ý giữ cổ trẻ khi ôm hoặc bế con.

Các bé từ 3-4 tháng có thể nâng đầu từ 45 độ đến 90 độ. Cơ cổ của trẻ giai đoạn này đã cứng hơn một chút và đầu cũng dễ điều khiển hơn. Thời gian ngóc đầu cũng có thể kéo dài từ hơn 10 phút đến nửa tiếng.

Hầu hết các bé từ 5-6 tháng đều có thể tự nâng đầu và điều khiển đầu một cách linh hoạt. Thực tế có một số em bé đã biết ngóc đầu quá sớm hoặc quá muộn so với các bạn cùng lứa tuổi và với bất kỳ biểu hiện “khác thường” này đều không phù hợp, cha mẹ cần quan tâm con mình hơn nữa.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 6

Việc ngóc đầu phát triển theo độ tuổi, thể trạng của từng bé.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 7

Trẻ ngóc đầu quá sớm hay quá muộn đều “xuất hiện vấn đề”

Trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn sẽ hình thành những thói quen mới, phát triển mới về cơ thể. Điều đó có nghĩa, việc nâng đầu lên cũng cần theo độ tuổi nhất định, quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt và ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển về sau.

Có rất nhiều trường hợp các bé đã có thể tự ngóc đầu lên trong vòng một tháng, thường cha mẹ sẽ rất vui mừng và nghĩ rằng con mình thật cứng cáp và thông minh. Đôi khi hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên sức căng cơ của trẻ cao hơn người thường, cha mẹ không nên cố huấn luyện cao vì sẽ ảnh hưởng đến cơ thể mềm yếu của con.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 8

Trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn sẽ hình thành những thói quen mới, phát triển mới về cơ thể, vậy nên trẻ ngóc đầu quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt.

Thế nhưng nếu trẻ đã 3, thậm chí 4 tháng mà vẫn không thể ngóc đầu lên được thì chắc chắn đã xuất hiện “vấn đề”. Việc cha mẹ cần làm là hãy quan sát và kiểm tra xem cân nặng của bé đã phù hợp với độ tuổi của bé hay chưa, sự phản ứng của bé có hợp lý hay chưa, tốc độ phát triển của trẻ có chậm hay không.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 9

TS. BS Phạm Diệp Thùy Dương, giảng viên chính bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 10

Có phải trẻ sơ sinh ngóc đầu dậy càng sớm càng thông minh?

Việc ngóc đầu sớm hoàn toàn không đồng nghĩa với việc sẽ trẻ thông minh hơn. Do đó, các bậc phụ huynh không cần phải cố tìm kiếm, tập luyện để con mình ngóc đầu sớm. Thay vào đó hãy dành thời gian bên cạnh con, chơi đùa, vuốt ve, âu yếm và trò chuyện cùng con. Điều đó sẽ góp phần tạo điều kiện cho con phát triển tối ưu tiềm năng sẵn có.

Trẻ ngóc đầu sớm là thông minh? Chuyên gia: Chỉ cần đúng thời điểm, sớm hoặc muộn đều không tốt - 11

Cha mẹ có nên huấn luyện để trẻ ngóc đầu sớm không? Vì sao?

Thông thường, các bé sẽ ngóc đầu và nâng vai khi nằm sấp khi được 2 tháng. Đây là thời điểm trung bình, một số bé sớm hơn một chút và một số khác muộn hơn một chút. Sau đó, theo thời gian, các bé sẽ tuần tự đạt được các kỹ năng: lăn ngửa, chống tay, trườn, bò...

Lúc này cha mẹ cần xem xét toàn bộ quá trình phát triển của con mình chứ không phải chỉ là một giai đoạn. Điều mà chúng ta tìm kiếm chính là việc con đạt được dần dần tất cả các kỹ năng vận động diễn biến theo quy luật. Mặt khác có thể tạo điều kiện để trẻ khám phá thế giới của mình. Một em bé tò mò sẽ tự phát triển trí thông minh, tức là khám phá và hiểu thế giới của mình. 

Cha mẹ không cần quá áp lực hay tập luyện để con mình ngóc đầu sớm. Đối với mỗi em bé, mỗi giai đoạn phát triển sẽ là một cột mốc mới và không đứa bé nào giống hoàn toàn đứa bé nào. Vì thế cha mẹ hãy quan sát thật kỹ và dành nhiều thời gian để ở bên cạnh trò chuyện, chơi đùa và hiểu con hơn.

Trẻ ngủ trưa càng lâu càng không tốt, vượt quá giờ chuẩn có thể phản tác dụng
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)