Sau một thai kỳ khó khăn với một lần dọa sảy thai và ốm nghén nặng nề, bà Amanda Banks, sinh sống ở Brisbane (Úc), đã hy vọng một ca sinh nở bình an tại nhà với sự hỗ trợ của hai nữ hộ sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không suôn sẻ như mọi người mong muốn. Ca “vượt cạn” căng thẳng kéo dài 17 giờ đồng hồ đã khiến vợ chồng chị Amanda và hai nữ hộ sinh kiệt sức.
Kể lại về hành trình sinh con, bà mẹ 1 con nói: “Tôi đã đỡ được đầu của Harvey, nhưng dường như con bị mắc kẹt, nên dù tôi cố rặn thì con vẫn không nhúc nhích. Nữ hộ sinh đã kiểm tra xem bé có bị kẹt vai không nhưng kết quả là không. Sau đó, cô ấy kiểm tra dây rốn và nhận ra nó đang quấn quanh cổ của Harvey. Cô ấy cố gắng tháo nó ra nhưng không thể”.
Không thể để tình trạng em bé bị mắc kẹt nơi “cửa mình” như thế này lâu được, nữ hộ sinh đã quyết định cắt đứt dây rốn. “Cô ấy vừa cắt dây rốn thì con tôi liền bị “bắn” ra ngoài. Chúng tôi kinh hoàng khi thấy sợi dây rốn rất lớn đã quấn quanh cơ thể, bàn chân và cổ của Harvey những 2 vòng. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều kinh khủng nhất. Harvey có vẻ không ổn. Con nằm im trên giường một cách vô hồn, không thở, không phản ứng nhưng tim vẫn đập. Vì dây rốn đã bị cắt nên nữ hộ sinh phải làm mọi cách để giúp con tôi thở”, chị Amanda kể tiếp.
Amanda và chồng đã cố gắng làm sạch chất nhầy trong miệng con trai bằng cách dùng miệng hút mà họ đã được học trong lớp tiền sản. Song, việc này không mang lại hiệu quả. Một nữ hộ sinh đã chuẩn bị sẵn bình oxy, trong khi người còn lại đang hô hấp tim phổi của đứa trẻ.
5 phút sau, xe cấp cứu đến.“Các nhân viên y tế vừa đến đã ngay lập tức tiến hành hồi sức. Tranh thủ lúc đó, tôi vào nhà tắm vệ sinh thân thể. Đến lúc đi ra thì họ đã mang con tôi đến bệnh viện rồi. Tôi bị sốc. Tôi cảm thấy như mình đang mơ vậy. Tôi tự hỏi có phải mình vừa mới sinh con không. Nhưng may quá, xe cấp cứu thứ 2 đã đến và chở tôi đến với con”, bà mẹ 1 con cho biết.
Chị Amanda đã quyết định sinh con tại nhà với sự giúp đỡ của chồng và hai nữ hộ sinh.
Theo thông tin từ các bác sĩ, Harvey đang được chăm sóc đặc biệt. Một lúc sau, một bác sĩ nhi khoa đã đến nói với cha mẹ bệnh nhi rằng có vẻ như đứa trẻ bị mắc một chứng bệnh hiếm gặp gọi là dị tật thực quản và có lỗ rò xuyên thực quản. Điều này có nghĩa là thực quản của cậu bé không nối với dạ dày mà lại nối với khí quản. Vì vậy cho dù Harvey ăn uống gì thì thức ăn cũng sẽ không đi vào ruột mà sẽ đi vào phổi.
Cứ sau 10 phút một lần, các bác sĩ sẽ hút các chất lỏng ra khỏi phổi của đứa trẻ bằng phương pháp thủ công, nhưng Harvey cần phải được phẫu thuật để nối thực quản với dạ dày càng sớm càng tốt.
Sau khi sinh 5 giờ, cuối cùng chị Amanda cũng được gặp con. Chị chia sẻ: “Tôi ước gì mọi thứ mà tôi thấy trước mắt là một giấc mơ. Harvey nằm đó, cả người bao phủ bởi dây nhợ và ống thông chằng chịt. Con được tiêm morphine để giảm đau khi nằm trên giường băng nhằm ngăn ngừa não bị tổn thương. Nhưng điều này lại có thể khiến con tôi bị co giật. Tôi còn được thông báo rằng không được phép chạm vào con. Tôi đã khóc rất nhiều. Làm sao tôi có thể bước qua nỗi đau này?”.
Trải qua tất cả 8 ca phẫu thuật, hiện giờ Hervey rất khỏe mạnh và đã được 4 tuổi.
Khi được 7 ngày tuổi, Harvey bước vào ca phẫu thuật đầu tiên. Các bác sĩ đã nối thực quản và dạ dày của bé trai lại với nhau. Cậu bé trải qua 4 tuần tiếp theo ở trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, trong khi chị Amanda vẫn ngày ngày hút sữa. May mắn là ở tuần thứ 3, chị đã được ôm con và vài ngày sau thì Harvey được bú mẹ.
Vợ chồng chị Harvey vui mừng được đưa con trở về nhà sau 5 tuần nằm viện. “Bước ra khỏi bệnh viện cùng con là một khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi. Chúng tôi đã giành chiến thắng. Harvey đang nằm gọn trong vòng tay tôi, áp mặt vào ngực để lắng nghe nhịp tim của mẹ. Tôi không mong điều gì hơn thế”, Chị Amanda hạnh phúc nói.
Theo chia sẻ của chị Amanda, con trai chị đã trải qua 7 ca phẫu thuật nữa trong 18 tháng đầu đời. Còn hiện tại, cậu bé đã được 4 tuổi và vô cùng khỏe mạnh. Cô cũng không hối hận về quyết định sinh con tại nhà của mình, cho rằng các nữ hộ sinh đã xử lý nhanh chóng, chính xác trong tình huống xảy ra bất thường.
Những nguy hiểm khi sinh con tại nhà Bà mẹ này đã có một ca sinh tại nhà với sự hỗ trợ của nữ hộ sinh có chuyên môn nên có thể xử lý khi gặp bất trắc trong ca sinh. Thực tế, bác sĩ luôn khuyến cáo sản phụ đến sinh tại bệnh viện vì tự sinh tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ: - Mẹ sinh khó do ngôi thai ngược, tràng hoa cuốn cổ thai nhi hay nhau tiền đạo. Sinh khó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí là tử vong. - Băng huyết sau sinh không được xử lý kịp thời. - Nguy cơ cao bị sa sinh dục do không được cắt khâu tầng sinh môn dẫn đến nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Đối với bé: - Bị ngạt thở vì không có bình oxy, dụng cụ hút đàm nhớt - Nguy cơ cao bị nhiễm trùng khi nhau thai hoại tử. - Nguy cơ tử vong cao nếu trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh mà khi khám thai có thể không phát hiện ra. - Bị chấn thương do mẹ khó sinh. - Nguy cơ nhiễm trùng do các dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng. |