30% số bệnh nhân mắc COVID-19 phải dùng thuốc kháng virus Molnupiravir

Giá thành hiện tại cho 1 liệu trình điều trị khoảng 300.000 đồng (rẻ nhất so với các nước khác trên thế giới).
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 16:15 09/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +162.415 4.769.355 40.942 86
1 Hà Nội +32.650 460.203 1.110 4
2 TP.HCM +1.500 554.540 20.300 2
3 Nghệ An +15.292 115.873 111 2
4 Bắc Ninh +10.731 195.586 110 0
5 Phú Thọ +4.882 123.711 46 3
6 Sơn La +4.368 57.245 0 0
7 Hưng Yên +4.014 73.991 2 0
8 Hòa Bình +3.878 100.764 86 4
9 Hải Phòng +3.871 85.524 128 0
10 Nam Định +3.839 101.376 105 4
11 Hải Dương +3.676 105.355 84 7
12 Cà Mau +3.428 77.403 299 1
13 Tuyên Quang +3.298 45.396 8 0
14 Lạng Sơn +3.224 52.412 46 1
15 Bình Dương +3.131 318.688 3.404 0
16 Vĩnh Phúc +2.926 105.007 19 0
17 Quảng Ninh +2.906 131.237 47 4
18 Đắk Lắk +2.818 55.324 118 2
19 Điện Biên +2.808 27.185 6 1
20 Thái Nguyên +2.746 99.232 68 0
21 Lào Cai +2.715 47.636 24 0
22 Bắc Giang +2.697 108.855 57 6
23 Ninh Bình +2.605 51.381 68 3
24 Thái Bình +2.468 75.695 15 0
25 Hà Nam +2.385 29.834 34 0
26 Cao Bằng +2.364 28.167 25 1
27 Khánh Hòa +2.359 91.651 327 1
28 Hà Giang +2.150 56.888 59 4
29 Yên Bái +2.089 41.276 8 1
30 Quảng Bình +2.077 40.103 51 3
31 Lai Châu +1.980 19.343 0 0
32 Bình Phước +1.979 72.669 199 1
33 Đà Nẵng +1.905 70.365 292 4
34 Bình Định +1.864 64.633 236 6
35 Quảng Trị +1.514 23.694 21 2
36 Lâm Đồng +1.315 36.474 102 1
37 Thanh Hóa +1.284 51.566 83 2
38 Tây Ninh +1.166 95.650 846 0
39 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.062 47.472 465 1
40 Đắk Nông +889 22.319 41 0
41 Hà Tĩnh +848 20.819 20 2
42 Trà Vinh +836 41.732 250 0
43 Bến Tre +827 49.739 423 0
44 Phú Yên +807 25.686 94 3
45 Bình Thuận +716 36.204 438 0
46 Vĩnh Long +627 57.749 791 0
47 Quảng Ngãi +513 22.864 102 0
48 Kon Tum +357 8.782 0 0
49 Quảng Nam +327 36.073 93 0
50 Bạc Liêu +316 39.191 397 2
51 Bắc Kạn +307 8.753 7 1
52 Thừa Thiên Huế +262 29.998 171 0
53 Đồng Nai +184 102.586 1.782 0
54 Cần Thơ +180 46.285 920 0
55 Kiên Giang +131 35.412 911 3
56 Long An +130 43.415 991 0
57 An Giang +54 35.892 1.335 2
58 Đồng Tháp +47 48.298 1.017 0
59 Sóc Trăng +44 33.023 593 0
60 Ninh Thuận +27 7.493 56 0
61 Hậu Giang +17 16.408 204 0
62 Tiền Giang +5 35.230 1.238 0
63 Gia Lai 0 26.000 59 2

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 08/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

198.647.028

Số mũi tiêm hôm qua

391.097


Theo số liệu tính toán của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc Covid-19 mức độ nhẹ là khoảng 1.116.000 ca/tháng. Ước tính 30% số bệnh nhân này phải dùng thuốc kháng vi rút. Nếu dùng toàn bộ Molnupiravir thì nhu cầu là 334.800 liệu trình/tháng. Hiện, năng lực sản xuất thuốc trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu điều trị.

30% số bệnh nhân mắc COVID-19 phải dùng thuốc kháng virus Molnupiravir - 1

Thuốc Molnupiravir.

Cụ thể, hiện nay, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp Giấy phép lưu hành sản phẩm và công bố giá 3 loại thuốc có hoạt chất Molnupiravir do Việt Nam sản xuất. Tổng công suất sản xuất thuốc Molnupiravir của 3 đơn vị được cấp phép có thể đạt 280 triệu viên/tháng, tương ứng với 11 triệu liệu trình/tháng. Giá thành hiện tại cho 1 liệu trình điều trị khoảng 300.000 đồng (rẻ nhất so với các nước khác trên thế giới).

Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu 37.610.540 viên thuốc Molnupiravir để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (tương đương với khoảng 940.000 liệu trình điều trị).

Để có nhiều nguồn cung thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19 bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả, kịp thời cho nhu cầu của cơ sở khám chữa bệnh theo cơ chế cấp phát miễn phí cho người bệnh và theo hình thức người bệnh tự chi trả, duy trì tính cạnh tranh, hạ giá thành thuốc lưu hành trên thị trường. Bộ Y tế sẽ thông báo công khai và hướng dẫn các đơn vị nhập khẩu (nếu có nhu cầu nhập khẩu các thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir) nộp hồ sơ theo Điều 66 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định cấp phép nhập khẩu thuốc chứa dược chất đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.

Bộ Y tế cũng tiếp tục và khẩn trương tổ chức thẩm định, xem xét để cấp Giấy đăng ký lưu hành và cấp phép nhập khẩu thuốc cho tất cả các hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Molnupiravir đáp ứng yêu cầu (bao gồm cả hồ sơ thuốc nước ngoài và hồ sơ thuốc sản xuất trong nước).

Bộ Y tế cũng lưu ý, Molnupiravir không chỉ định cho trường hợp nhiễm không triệu chứng, người bệnh ở mức độ nặng, nguy kịch.

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được uống Molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tùy theo tình hình dịch tại từng địa phương. Bộ Y tế cũng lưu ý thuốc được sử dụng có sự theo dõi của nhân viên y tế.

Molnupiravir chống chỉ định cho các trường hợp quá mẫn với Molnupiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng là 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày; thời gian điều trị 5 ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng:

- Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

- Với phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

- Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.