Đi bộ là cách vận động cơ bản nhất của cơ thể con người và chúng ta có thể đi bộ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, khi có một số sự khác biệt về dáng đi thì bạn lại không nên chủ quan bỏ qua. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nhiều vấn đề sức khỏe tai hại.
1. Dáng đi cứng nhắc khi đi bộ
Khi đi bộ, nếu thân người hơi nghiêng về phía trước mà quãng đường đi lại không nhiều, dáng đi cứng đờ, tần suất nhanh chậm không đồng nhất kèm theo biểu hiện run cơ thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, triệu chứng này thường gặp ở người cao tuổi hơn. Dáng đi này là do sự cứng cơ và rối loạn thăng bằng từ bệnh Parkinson gây ra nên còn được gọi là "dáng đi lúng túng".
2. Đi đứng không vững, dễ bị ngã
Kiểu dáng đi này còn có thể được gọi là mất điều hòa thăng bằng trong y học. Theo cách hiểu đơn giản, đây là vấn đề với sự cân bằng của cơ thể, thường là do tổn thương tiểu não kiểm soát sự cân bằng của cơ thể. Một mặt, nguyên nhân có thể là do lạm dụng rượu bia trong thời gian dài, lượng rượu nhiều sẽ có tác dụng ức chế tiểu não, lâu ngày tiểu não sẽ bị thoái hóa.
3. Rối loạn cử động bàn chân khi đi bộ
Dáng đi này dễ khiến bạn bị khập khiễng khi đi, hay lê một bên chân. Khi có dáng đi này cần đặc biệt chú ý xem bệnh nhân có bị nhồi máu não hay không, vì nhồi máu não thường dẫn đến liệt nửa người. Mặt khác, nó cũng có thể do bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Khi rễ thần kinh của đĩa đệm bị chèn ép sẽ gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì một bên chân và bàn chân, từ đó khiến chân khó cử động một bên và bàn chân không còn linh hoạt.
4. Chân đi lắc lư, không dứt khoát
Dáng đi này thường gặp nhất ở người cao tuổi, do lão hóa nên chức năng của các khớp trong cơ thể như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân giảm, từ đó khiến bạn đi chậm hơn. Ngoài ra, dáng đi này cũng có thể gặp trong một số bệnh như viêm khớp háng, viêm khớp gối hoặc viêm gân Achilles.
Nguồn: Sohu