50-60% bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 khi chụp cắt lớp lồng ngực có tổn thương

Những tổn thương hay gặp nhất đối với bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 là xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 18:19 02/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +98.743 3.550.249 40.303 86
1 Hà Nội +13.323 285.475 1.012 20
2 TP.HCM +2.022 536.115 20.287 1
3 Quảng Ninh +4.011 88.622 26 2
4 Bắc Ninh +3.933 83.655 106 2
5 Nghệ An +3.864 59.251 88 2
6 Lào Cai +3.398 31.898 18 0
7 Hưng Yên +3.393 47.620 2 0
8 Sơn La +3.087 29.532 0 0
9 Nam Định +3.072 55.374 73 1
10 Phú Thọ +2.966 64.352 35 0
11 Vĩnh Phúc +2.913 85.116 19 0
12 Thái Nguyên +2.788 63.781 45 6
13 Hòa Bình +2.574 45.847 69 3
14 Lạng Sơn +2.534 29.707 40 1
15 Hà Giang +2.444 41.854 45 1
16 Hải Dương +2.355 55.980 60 5
17 Hải Phòng +2.309 69.757 120 0
18 Bắc Giang +2.209 51.183 41 0
19 Ninh Bình +2.174 34.105 57 5
20 Yên Bái +2.118 25.595 6 0
21 Đắk Lắk +2.116 36.414 101 0
22 Tuyên Quang +2.063 26.533 8 0
23 Thái Bình +1.960 31.980 14 0
24 Khánh Hòa +1.880 77.944 318 0
25 Cao Bằng +1.718 13.913 19 2
26 Quảng Bình +1.659 24.484 34 1
27 Gia Lai +1.392 18.785 49 2
28 Đà Nẵng +1.387 58.026 257 5
29 Cà Mau +1.303 63.310 295 1
30 Bình Phước +1.291 58.801 192 0
31 Điện Biên +1.228 12.811 5 0
32 Hà Nam +1.095 15.630 23 3
33 Lâm Đồng +1.092 28.919 91 2
34 Lai Châu +1.045 8.312 0 0
35 Bình Định +995 52.584 219 4
36 Bà Rịa - Vũng Tàu +856 40.379 461 2
37 Đắk Nông +855 15.651 37 1
38 Bình Dương +846 298.347 3.399 0
39 Hà Tĩnh +786 15.000 13 3
40 Phú Yên +675 19.426 82 0
41 Quảng Trị +524 15.300 16 0
42 Tây Ninh +507 90.695 843 0
43 Thanh Hóa +493 43.179 67 2
44 Bắc Kạn +474 4.091 6 0
45 Quảng Nam +392 33.596 73 0
46 Quảng Ngãi +381 19.546 95 0
47 Bình Thuận +375 32.722 429 3
48 Thừa Thiên Huế +319 27.655 170 0
49 Bạc Liêu +218 37.267 393 1
50 Trà Vinh +198 39.243 247 1
51 Kon Tum +196 6.810 0 0
52 Bến Tre +193 44.204 421 0
53 Đồng Nai +163 101.346 1.766 1
54 Vĩnh Long +162 55.176 788 0
55 Cần Thơ +154 45.289 916 0
56 Long An +88 42.440 991 1
57 Kiên Giang +47 34.604 893 2
58 Ninh Thuận +32 7.283 56 0
59 Sóc Trăng +32 32.774 591 0
60 Đồng Tháp +32 47.991 1.008 0
61 An Giang +21 35.564 1.327 0
62 Tiền Giang +8 35.124 1.238 0
63 Hậu Giang +5 16.282 203 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 01/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

195.308.572

Số mũi tiêm hôm qua

338.070


Ngày 2/3, BV Bạch Mai cho biết, từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, số bệnh nhân mắc COVID-19 tăng lên nhanh.

Phần lớn các bệnh nhân được theo dõi điều trị khỏi bệnh, tuy nhiên có rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 có các triệu chứng kéo dài vài tuần tới vài tháng, một số trường hợp để lại di chứng nặng nề.

50-60% bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 khi chụp cắt lớp lồng ngực có tổn thương - 1

Bệnh nhân đăng kí khám sau nhiễm COVID-19.

Các triệu chứng hay gặp sau nhiễm COVID-19 biểu hiện ở đa cơ quan, trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến. Một số nghiên cứu cho thấy: ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là những triệu chứng dai dẳng và phổ biến, gặp từ 42 - 66% trong vòng 3 tháng sau nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, sau giai đoạn COVID-19 cấp tính thì 25% số bệnh nhân giảm hoạt động thể lực bằng việc khoảng cách đi bộ 6 phút thấp hơn giá trị tham chiếu bình thường.

50-60% những bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 khi chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tổn thương bất thường. Những tổn thương hay gặp nhất là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng... Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim Xquang ngực thẳng thông thường.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu COVID-19 bao gồm: những người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền kèm theo như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch,… những người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm COVID-19 và những người chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng COVID-19 cơ bản.

Anh Nguyễn Hải A. (36 tuổi, Hà Nội) nhiễm COVID-19 từ 12/1/2022 và được xác định khỏi vào ngày 21/1/2022. Trong giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp, anh chỉ có biểu hiện nhẹ là chảy dịch mũi và đau mỏi người. Đến thời điểm sau nhiễm COVID-19 gần 1 tháng, anh xuất hiện hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh. Anh đã đến khám tại phòng khám chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Qua thăm khám, chụp phim và đánh giá chức năng hô hấp, anh được chẩn đoán tổn thương phổi kẽ, khả năng liên quan đến COVID-19 có rối loạn thông khí hạn chế. Ngoài việc được kê thuốc điều trị, anh đã được bác sĩ hướng dẫn tập thở và tập vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực.

Đối với người trẻ không có triệu chứng khi nhiễm bệnh vẫn có thể mắc hội chứng hậu COVID-19. Vì vậy, việc theo dõi sát các biểu hiện bất thường của bản thân là việc cần thiết, không nên chủ quan.

PGS. TS. Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Hội chứng COVID-19 kéo dài” hay “Hội chứng hậu COVID-19” biểu hiện đa dạng và có thể gặp các triệu chứng ở nhiều cơ quan. Ngoài các triệu chứng hô hấp như ho khan kéo dài, ho khạc đờm, đau họng, hụt hơi, khó thở, đau tức ngực thì người bệnh có thể có biểu hiện về tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa; về sức khỏe tâm thần có thể thấy mệt mỏi kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc; biểu hiện về thần kinh gồm đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, mất khứu giác, giảm trí nhớ (sương mù não), …

Dự phòng di chứng hậu COVID-19

PGS.TS. Phan Thu Phương cũng cho biết, để dự phòng di chứng hậu COVID-19 thì việc đầu tiên quan trọng là tiêm vắc-xin để phòng nhiễm bệnh.

Thứ hai, khi không may nhiễm bệnh trở thành F0, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Người bệnh theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu như khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít; nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút; SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả,… phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Thứ ba, khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải để điều trị kịp thời, hiệu quả.