Hệ tim mạch là một hệ thống quan trọng của cơ thể, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào, mô và cơ quan khác trong cơ thể. Chúng giúp cơ thể duy trì sự sống, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Thế nên khi mắc bệnh tim mạch, cơ thể sẽ suy yếu rất nhanh chóng.
Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe tim mạch chính là điều mọi người nên làm, nhưng đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Hiểu được điều đó, vị bác sĩ tim mạch giàu kinh nghiệm ở Mỹ đã chia sẻ khẩu phần ăn 3 bữa/ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tự nhiên, hiệu quả cao.
Bệnh tim mạch có thể gây ra hàng tá hậu quả khôn lường nếu không phát hiện sớm
Cụ thể, đó là tiến sĩ kiêm bác sĩ Elizabeth Klodas có thâm niên 27 năm công tác trong lĩnh vực bệnh tim mạch, hiện vừa thành lập một công ty sản xuất thực phẩm giảm cholesterol. Cô chia sẻ trên truyền thông rằng, mình đang có một chế độ ăn chủ yếu từ rau quả, thêm cá và sữa nhưng đặc biệt là ít ăn thịt.
Khi nghiên cứu sâu về dinh dưỡng và bệnh tim mạch, tiến sĩ Elizabeth tin rằng cốt lõi của một trái tim khỏe mạnh chính là chế độ ăn giàu thực vật. Cô khuyên mọi người nên thêm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào bữa cơm hàng ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể chứ không riêng gì tim mạch.
Bác sĩ Elizabeth Klodas có thâm niên 27 năm công tác trong lĩnh vực bệnh tim mạch.
Sau đây là khẩu phần ăn 3 bữa của tiến sĩ Elizabeth để nâng cao sức khỏe, ai cũng nên biết để áp dụng.
- Buổi sáng: Một bát trái cây kèm sữa chua
Mỗi bữa sáng, tiến sĩ Elizabeth đều ăn 1 bát trái cây kèm với sữa chua. Cô sẽ thay đổi trái cây tùy theo từng mùa, nhưng đa phần đều xoay quanh các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây… Sau khi xếp trái cây vào bát, cô sẽ rưới sữa chua lên và ăn đều đặn mỗi sáng.
Theo các chuyên gia, hầu như các loại quả mọng đều mang tới nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng giàu chất chống oxy hóa anthocyanin giúp ngăn chặn sự tổn thương từ gốc tự do. Nhờ vậy bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh ung thư. Đặc biệt là còn duy trì sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
Thêm vào đó, quả mọng chứa nhiều vitamin C, kali và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chúng cũng giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Quả mọng còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại.
Sữa chua, trái cây và một ít ngũ cốc là món ăn sáng quen thuộc của bác sĩ Elizabeth
Khi mua quả mọng, bạn hãy chọn các quả có màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu của mốc, hư hỏng hay chảy nước. Nếu quả mọng đã chín mềm, hãy sử dụng nhanh để tránh bị hỏng. Ngoài ra hãy để ý từng mùa vì mỗi mùa sẽ có một số loại quả nhất định sở hữu hương vị tươi ngon, giá trị dinh dưỡng cũng cao.
Nói về sữa chua, chúng là nguồn cung cấp giàu canxi, protein và các vitamin như vitamin B2, B12 và D. Cụ thể hơn, canxi là một thành phần quan trọng để xây dựng và duy trì sự khỏe mạnh của xương và răng. Cho nên việc ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương như loãng xương, loãng cơ...
Sữa chua có thể hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì cân nặng ổn định. Chúng rất giàu protein nên giúp tạo cảm giác no lâu hơn và kiểm soát cảm giác đói. Ngoài ra, các axit amin trong sữa chua cũng có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Nhất là duy trì sức khỏe tim mạch.
- Buổi trưa: Súp rau và salad
Bác sĩ Elizabeth cho biết, mỗi buổi trưa cô thường ăn các loại súp rau đơn giản, chẳng hạn như súp nấm, súp cần tây, lúa mạch… Món này nấu rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch rau và nấu với một ít nước, sau đó gia giảm gia vị cho vừa ăn là được. Nếu có nước hầm xương thì càng tốt với sức khỏe. Khi vẫn còn đói, cô sẽ chuẩn bị thêm một món rau trộn khác để ăn.
Nhìn chung thì bữa trưa của bác sĩ Elizabeth đa phần từ những loại rau củ. Theo các chuyên gia, rau củ là nguồn cung cấp giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Một bát súp rau củ vừa giúp no lâu lại cung cấp nhiều dinh dưỡng, không chứa nhiều calo
Rau củ là nguồn cung cấp quan trọng của chất xơ, giúp duy trì sự lưu thông của hệ tiêu hóa. Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc táo bón và bệnh trực tràng. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp kiểm soát mức đường huyết và mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Một số loại rau củ, như cà chua, cà rốt, rau bina, bắp cải, rau cải xoăn… chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-caroten. Những chất này bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do, đồng thời giúp củng cố hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và bệnh lý liên quan đến tuổi tác.
- Buổi tối: Cá hồi ăn với rau
Bác sĩ Elizabeth đặc biệt yêu thích cá hồi trong số các loại thực phẩm. Mỗi tối, cô thường chuẩn bị một món rau, sau đó nướng nhẹ cá hồi bằng lò vi sóng và ăn cùng nhau. Theo cô, ăn cá là một phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải, có tác dụng bảo vệ toàn diện sức khỏe tim mạch con người.
Cụ thể, cá hồi là một nguồn cung cấp giàu axit béo omega3, DHA và EPA có lợi cho tim. Chúng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Chất omega3 giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu, đồng thời tăng mức cholesterol tốt (HDL). Từ đó cải thiện chất lượng mạch máu và giảm việc hình thành cặn bã tích tụ trong mạch máu.
Cá hồi ăn kèm rau là bữa tối mà bác sĩ Elizabeth dùng để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp quan trọng của các khoáng chất như selen, iodine và kẽm. Theo các chuyên gia, selen là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do. Protein trong cá hồi giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi tập luyện.
Theo Insider, Healthline, Webmd