Hiện tại câu nói "ăn gì bổ nấy" không còn được nhiều người tin tưởng để điều chỉnh chế độ ăn uống hay hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, đối với dạ dày lợn, câu nói này vẫn có giá trị.
Không chỉ theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông mà nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh dạ dày lợn là một trong số những phần nội tạng không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe của dạ dày.
Tác dụng bằng mười vị thuốc
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền phương Đông, dạ dày lợn có tác dụng làm ấm cơ thể. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho hay, trong dạ dày lợn có chứa gastrin - một thành phần có trong các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày. Thành phần này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Với người già, ăn nhiều dạ dày lợn không chỉ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bảo vệ dạ dày mà còn giúp khí huyết lưu thông, dưỡng gan và tăng cường sức khỏe thị giác.
|
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng thích hợp bổ sung dạ dày lợn trong khẩu phần ăn. Bởi dạ dày lợn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi như axit folic giúp tăng cường sức đề kháng, tránh tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
Thường xuyên ăn dạ dày lợn cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt với những người suy nhược do làm việc quá sức. Trong y học cổ truyền phương Đông, dạ dày lợn được coi trọng và thậm chí còn được mệnh danh "tương đương với 10 vị thuốc".
3 nhóm người nên ăn dạ dày lợn
Người làm việc quá sức
Nếu bạn phải chịu nhiều áp lực công việc trong cuộc sống thường ngày, ít có thời gian nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp nơi thì việc bổ sung dạ dày trong khẩu phần ăn là điều nên làm. Lượng dưỡng chất có trong dạ dày lợn sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng đau đầu chóng mặt và trạng thái lười vận động ở dân văn phòng.
Người tỳ vị, gan yếu
Dạ dày lợn từ lâu đã được coi là như một loại dược liệu có lợi cho tỳ vị. Với những người gười tỳ vị hư nhược, chán ăn, ăn không tiêu, gầy yếu, ăn dạ dày lợn đúng cách có thể bồi bổ kinh lạc tỳ vị.
Đồng thời, dạ dày lợn cũng chứa nhiều protein, cacbohydrat và vitamin không chỉ có tác dụng dưỡng dạ dày, lá lách mà còn bổ gan, cải thiện thị lực. Chính vì vậy, người bị tổn thương gan, chức năng gan yếu, thị lực kém có thể ăn thêm dạ dày với số lượng vừa phải để cải thiện sức khỏe.
Người thể chất yếu, sợ lạnh
|
Một số người, đặc biệt các bạn nữ có thể chất yếu thường sợ lạnh, sắc mặt trắng xanh; đến kỳ kinh nguyệt thường đau lưng, đau bụng dữ dội; ban đêm thường phải trùm kín chăn mới có thể ngủ ngon. Với trường hợp này, ăn thêm dạ dày lợn là một gợi ý không tồi bởi nó có tính ấm nóng.
Đồng thời, dạ dày heo chứ nhiều sắt và một số nguyên tố tạo hồng cầu có tác dụng phòng ngừa, điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt cũng như thiếu máu cục bộ, giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Những đối tượng không nên ăn dạ dày lợn
Bệnh nhân có axit uric caoDạ dày lợn chứa nhiều purin khiến lượng axit uric trong cơ thể người bệnh tăng cao, dễ gây ra bệnh gút. Do đó, những người có axit uric trong máu cao không nên ăn dạ dày lợn nói riêng cũng như các loại nội tạng khác nói chung và ăn thêm nhiều loại rau xanh.
Tăng huyết áp, tăng lipid máu
|
Hàm lượng chất béo có trong dạ dày lợn tuy thấp hơn các cơ quan nội tạng khác nhưng vẫn chứa một lượng cholesterol nhất định. Nếu thường xuyên ăn cũng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao và tăng huyết áp.
Do đó, những người có huyết áp và lipid máu cao nên ăn ít dạ dày lợn. Mặc dù vậy, thỉnh thoảng ăn một lần cũng không gây ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe.
Bệnh nhân tiểu đường
Người mắc tiểu đường nên chú ý nhiều hơn đến lượng đường trong máu. Ăn quá nhiều dạ dày lợn có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, rối loạn chuyển hóa lipid cơ thể và làm tăng nguy cơ biến chứng của tiểu đường như các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não.
Nguồn: Toutiao