Bộ Y tế: F0 có dấu hiệu sau cần liên hệ ngay với bác sĩ

Khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%)="" phải="" liên="" hệ="" ngay="" với="" bác="" sĩ.="">

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 22:48 23/12/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +16.367 1.599.150 30.496 280
1 TP.HCM +787 497.949 19.442 44
2 Hà Nội +1.774 31.003 106 5
3 Cà Mau +1.167 29.095 113 8
4 Tây Ninh +949 67.535 547 14
5 Vĩnh Long +855 25.098 254 11
6 Khánh Hòa +797 26.703 157 6
7 Cần Thơ +792 36.564 505 12
8 Đồng Tháp +787 38.709 515 15
9 Bạc Liêu +689 25.357 222 5
10 Bình Định +555 11.606 41 3
11 Trà Vinh +527 16.954 90 2
12 Bến Tre +436 23.906 154 0
13 Thừa Thiên Huế +395 10.184 12 0
14 Bà Rịa - Vũng Tàu +344 25.445 125 10
15 An Giang +322 30.125 820 28
16 Thanh Hóa +306 6.160 10 0
17 Sóc Trăng +296 28.223 262 6
18 Bình Thuận +288 24.400 257 4
19 Tiền Giang +282 31.758 835 14
20 Hưng Yên +267 3.232 2 0
21 Kiên Giang +256 28.033 436 9
22 Hải Phòng +252 4.926 6 0
23 Lâm Đồng +251 7.022 21 2
24 Đồng Nai +232 95.940 1.224 38
25 Bắc Ninh +226 9.102 15 0
26 Hậu Giang +221 11.855 30 5
27 Đà Nẵng +195 9.982 77 1
28 Gia Lai +182 5.961 15 1
29 Quảng Ninh +156 2.160 1 0
30 Nghệ An +148 6.907 31 0
31 Phú Yên +134 5.631 35 0
32 Quảng Ngãi +132 4.761 19 1
33 Bình Dương +118 289.784 3.102 17
34 Hà Giang +107 6.322 6 0
35 Quảng Nam +96 4.916 10 1
36 Đắk Lắk +91 10.546 50 0
37 Quảng Trị +83 1.594 3 0
38 Nam Định +83 2.633 2 0
39 Thái Nguyên +61 1.408 0 0
40 Ninh Thuận +61 5.436 49 0
41 Long An +60 39.891 794 13
42 Hải Dương +59 1.958 1 0
43 Đắk Nông +55 4.309 12 1
44 Phú Thọ +51 2.629 3 1
45 Vĩnh Phúc +46 2.277 6 0
46 Cao Bằng +44 324 1 0
47 Hà Nam +42 1.799 0 0
48 Thái Bình +39 2.251 0 0
49 Quảng Bình +37 3.333 7 0
50 Lạng Sơn +37 1.352 3 0
51 Hòa Bình +34 1.089 3 0
52 Bắc Giang +34 7.412 15 0
53 Bình Phước +31 20.089 45 3
54 Hà Tĩnh +28 1.443 5 0
55 Lào Cai +18 382 0 0
56 Yên Bái +16 425 0 0
57 Kon Tum +12 623 0 0
58 Sơn La +9 702 0 0
59 Tuyên Quang +5 878 0 0
60 Bắc Kạn +4 44 0 0
61 Điện Biên +3 528 0 0
62 Lai Châu +3 54 0 0
63 Ninh Bình 0 433 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 23/12/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

142.342.501

Số mũi tiêm hôm qua

1.258.543


Ngày 21/12, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.

Bộ Y tế cho biết hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529).

Bộ Y tế: F0 có dấu hiệu sau cần liên hệ ngay với bác sĩ - 1

Bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện.

Trong đó nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc COVID-19 là nhóm người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Bộ Y tế hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.

Bộ Y tế lưu ý khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định.

Đồng thời hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu và chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời.

Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.

Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.

Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

Cũng theo Bộ Y tế, có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc COVID-19, đó là:

- Đái tháo đường

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

- Bệnh thận mạn tính

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

- Béo phì, thừa cân

- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

- Bệnh lý mạch máu não

- Hội chứng Down

- HIV/AIDS

- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Hen phế quản

- Tăng huyết áp

- Thiếu hụt miễn dịch

- Bệnh gan

- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

- Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

- Các bệnh hệ thống.

- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.