Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 từ xa đã được thực hiện tại Mỹ ngay trong những ngày đầu bùng phát dịch.
Sau gần 2 năm thử nghiệm cho thấy hai loại thuốc này không giúp được bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, tuy nhiên, nhưng nó đã chứng minh khả năng tồn tại của một mô hình nghiên cứu trong đó những người tham gia không phải đến trong bệnh viện hoặc phòng khám.
Kết quả nghiên cứu này đã được báo cáo vào ngày 20/12 vừa qua trên tạp chí Communications Medicine. Nó cũng gợi ý rằng, các nghiên cứu từ xa có thể mở rộng nghiên cứu lâm sàng cho các đối tượng rộng hơn và giảm đáng kể gánh nặng về thời gian, đi lại và chi phí cho người tham gia, Tiến sĩ Arun Sridhar, một tác giả cao cấp cho biết.
"Điều này cho thấy chúng tôi có thể tiếp cận những người thường không thể tham gia nghiên cứu, bao gồm cả những người sống xa các trung tâm y tế và những người bị hạn chế khả năng vận động", TS Sridhar, phó giáo sư tim mạch tại Đại học Y khoa Washington, Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cảnh giác về khả năng gây ra một loại rối loạn nhịp tim được gọi là khoảng QT kéo dài của thuốc . Nếu để kéo dài, thuốc có thể gây ngừng tim.
Bắt đầu từ ngày 15/4/2020, bệnh nhân COVID-19 trong năm hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ bắt đầu đăng ký thử nghiệm qua điện thoại hoặc email, với sự đồng ý được xác nhận qua cuộc họp trực tuyến. Những người ghi danh đã được gửi một bộ dụng cụ có giá trị sử dụng trong 16 ngày để thực hiện các xét nghiệm ngoáy mũi và lấy các dấu hiệu quan trọng như nhiệt độ và nồng độ oxy trong máu.
Ngoài ra một thiết bị theo dõi nhịp tim cầm tay để truyền điện tâm đồ kỹ thuật số cho nhóm nghiên cứu trong thời gian thực cũng có trong bộ dụng cụ thử nghiệm.
"Ngay từ đầu, tất cả những người tham gia đã được hướng dẫn cách sử dụng thiết bị và cách tải ứng dụng từ điện thoại thông minh. Họ có thể truyền điện tâm đồ đến địa điểm nghiên cứu trong mỗi ngày để đảm bảo khoảng QT không tăng lên", TS. Christine Johnston, điều tra viên chính của thử nghiệm và là phó giáo sư y khoa của đại học Washington, cho biết.
Khoảng 218 bệnh nhân đã được ghi danh tham gia thử nghiệm, bắt đầu dùng thuốc nghiên cứu và truyền dữ liệu điện tâm đồ vào ba nhóm ngẫu nhiên trước khi kết thúc thử nghiệm. Các cộng tác viên tại Mayo Clinic đã xử lý các kết quả đọc điện tâm đồ kỹ thuật số hàng ngày. 28 người tham gia trải qua QT kéo dài, hai người trong số họ cần phải ngừng thuốc. Không có sự kiện chết người nào được báo cáo.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, 85% người đăng ký tuân theo quy trình của thử nghiệm là gửi một ECG mỗi ngày trong 14 ngày đầu tiên, cho thấy rằng việc tự theo dõi từ xa để phát hiện chứng rối loạn nhịp tim là khả thi.
TS Christian Johnson nói: “Trước COVID, chưa có tiền lệ theo dõi điện tâm đồ của bệnh nhân từ xa. Những người tham gia này đã tuân thủ tốt các cuộc khảo sát hàng ngày về các triệu chứng, yêu cầu tăm bông và điện tâm đồ."
Sridhar cho biết: “Giám sát từ xa có thể tiết kiệm được chi phí lớn cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm thời gian rất lớn cho bệnh nhân."
Các nhà nghiên cứu lưu ý hai hạn chế chính họ gặp phải trong thử nghiệm: sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật số ở những người tham gia lớn tuổi và khả năng giao tiếp kém với những người không nói tiếng Anh.