"Cái bát chết người" này thải ra chất gây ung thư formaldehyde cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn, có thể gia đình bạn đã mua phải và dùng hàng ngày

Bạn có bao giờ nghĩ rằng chiếc bát dùng hàng ngày hóa ra lại đang đầu độc mình bằng chất gây ung thư hay không? Hy vọng loại bát bạn đang sử dụng không phải loại bát chết người này.

Anh Zhang ở Hàng Châu (Trung Quốc) thích ăn các món súp, cháo và mì. Anh thấy những chiếc bát lớn ở nhà hàng rất tiện lợi và thiết thực, nên cũng đã mua một chiếc bát lớn trên mạng với màu đen bên ngoài và màu đỏ ở trong lòng bát. Nó chỉ có giá 6 nhân dân tệ, quá rẻ.

Nhưng ngay ngày đầu tiên sử dụng, anh nhận ra rằng có điều gì đó không ổn - cháo chuyển sang màu hồng sau một thời gian để trong bát. Anh Zhang không khỏi nghi ngờ về độ an toàn của chiếc bát.

Cái bát chết người này thải ra chất gây ung thư formaldehyde cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn, có thể gia đình bạn đã mua phải và dùng hàng ngày - Ảnh 1.

Thực chất, loại bát này được gọi là "bát sứ giả", bạn có thể bắt gặp ở khắp các cửa hàng nhỏ trên phố. Bát sứ giả (bát giả sứ) rẻ, chống rơi vỡ, dễ rửa, không dễ biến dạng, là bộ đồ ăn giả sứ có kết cấu gần giống đồ sứ, nhiều người thấy ưu điểm của nó nên mua về nhà làm bộ đồ ăn cho trẻ em.

Tuy nhiên, độ an toàn của loại bát này lại khiến nhiều người nghi ngờ.

1. Bát sứ giả có thể trở thành "cái bát chết người"

Bộ đồ ăn giả sứ bền và đẹp, không dễ vỡ, đắt tiền như bát sứ mà nhìn cũng cao cấp hơn bát nhựa, giá cả cũng tương đương bát nhựa, có thể bắt gặp khắp các ngõ phố, ngõ hẻm. Chương trình CCTV của Trung Quốc đã đưa tin về độ "an toàn" của bát sứ giả, vạch trần những nguy hiểm đằng sau bát sứ giả.

Cái bát chết người này thải ra chất gây ung thư formaldehyde cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn, có thể gia đình bạn đã mua phải và dùng hàng ngày - Ảnh 2.

Để xác minh sự khác biệt giữa các loại bát sứ giả có chất lượng khác nhau, người thực hiện thí nghiệm đã mua hai chiếc bát sứ giả loại giá trung bình và loại giá rẻ để so sánh và kiểm tra mức độ formaldehyde trong trường hợp được dùng để đựng nước nóng, dầu nóng.

Kết quả kiểm tra cho thấy chênh lệch số liệu chỉ khoảng 0,03mg. Tuy nhiên, số liệu của bát sứ giả giá rẻ rõ ràng hơn, khi đổ nước nóng vào, máy đo lượng formaldehyde cho thấy 0,16mg (formaldehyde nhẹ). Nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ của nước lên một chút thì giá trị formaldehyde cao tới 0,61mg, cao hơn gần 8 lần so với tiêu chuẩn an toàn!

2. Bát sứ giả hàng nhái còn nguy hại hơn!

Cùng là bát sứ giả, nhưng giá thành siêu rẻ, nhìn bề ngoài không thấy sự khác biệt, nhưng người thực nghiệm nhận thấy bát sứ giả được sản xuất uy tín có nhãn mác rõ ràng dưới đáy (bao gồm: nhà sản xuất, vật liệu sản xuất, có các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng cho thấy bát có thể chịu được nhiệt độ từ âm 20 độ C đến 120 độ C); trong khi bát sứ giả hàng nhái không có bất kỳ thông tin cảnh báo nào, thậm chí không thể xác định rõ nhà máy sản xuất.

Cái bát chết người này thải ra chất gây ung thư formaldehyde cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn, có thể gia đình bạn đã mua phải và dùng hàng ngày - Ảnh 3.

Nguyên liệu làm bát sứ giả thực chất được gọi là nhựa melamine, theo Yang Hong, Phó trưởng khoa Hóa và Kỹ thuật Hóa học, Đại học Đông Nam Nam Kinh (Trung Quốc). Loại nhựa này được tạo ra từ melamine và formaldehyde thông qua phản ứng trùng ngưng và kết dính ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nó không độc ở nhiệt độ thường, trừ khi gặp axit và kiềm mạnh, nó sẽ tạo ra phản ứng hóa học.

Những chiếc bát sứ giả kém chất lượng sẽ thải ra nhiều khí formaldehyde, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình sản xuất có vấn đề. Để tiết kiệm chi phí, một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sẽ trộn ure và formaldehyde để tạo thành nhựa ure formaldehyde. Cũng là nhựa thông nên bát sứ giả kém chất lượng được sản xuất không có gì khác biệt về hình thức, nhưng khả năng chịu nhiệt của nhựa ure formaldehyde rất kém, trong bát canh nóng khoảng 100 độ C có thể giải phóng ra formaldehyde.

Formaldehyde được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê rõ ràng là chất gây ung thư, không màu và không mùi, nhưng tiếp xúc lâu dài với liều lượng thấp formaldehyde có thể gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp, dị ứng, vô sinh nữ, dị tật thai nhi, rối loạn kinh nguyệt và đột biến gen, bất thường nhiễm sắc thể ở trẻ sơ sinh, bệnh bạch cầu và nhiều bệnh khác.

Cái bát chết người này thải ra chất gây ung thư formaldehyde cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn, có thể gia đình bạn đã mua phải và dùng hàng ngày - Ảnh 5.

Năm 2013, theo tờ Yangzi Evening News của Trung Quốc, con gái 1 tuổi Qian Qian của cô Wu được một bệnh viện ở Quý Dương chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphocytic vì bộ đồ ăn sử dụng bát sứ giả.

3. Làm sao để chọn được bát sứ giả an toàn, không độc hại?

Bản thân nhựa melamine không độc hại nên bát sứ giả vẫn có thể sử dụng bình thường. Trong cuộc sống hàng ngày, làm thế nào để chúng ta chọn được một chiếc bát sứ giả an toàn thực sự?

Ông Yang Hong cho biết, khi chọn bát, trước tiên bạn phải nhận biết thương hiệu, thứ hai, bạn phải mua từ các kênh chính thức (trung tâm mua sắm lớn, siêu thị và cửa hàng hàng đầu), và thứ ba, bạn phải nhìn vào logo phía dưới đáy bát. Hãy chú ý đến nhà sản xuất và các biện pháp phòng ngừa, đồng thời tìm giấy phép sản xuất của bộ đồ ăn.

Cái bát chết người này thải ra chất gây ung thư formaldehyde cao gấp 8 lần so với tiêu chuẩn, có thể gia đình bạn đã mua phải và dùng hàng ngày - Ảnh 6.

Ông cũng đề nghị rằng bát sứ giả không nên để lâu với thức ăn có tính axit (lòng đỏ trứng, phô mai, đường, giấm…), thức ăn có tính kiềm (chè, nấm, nho, tảo bẹ…), những chất này sẽ phá hủy sự ổn định của nhựa melamine.

Bát ăn của trẻ em nên tránh dùng bát sứ giả, bát sứ có quá nhiều màu, tốt nhất nên dùng bát chuyên dụng của trẻ em để tránh nhiễm khuẩn chéo với bát của người lớn.

Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline