Huyết áp cao ảnh hưởng đến sức khỏe của một tỷ người trên toàn thế giới, dẫn đến các cơn đau tim và biến chứng khác như đột quỵ. Mỗi năm có khoảng 9 triệu người mất mạng vì cao huyết áp. Thực tế, đây là bệnh có thể phòng ngừa được nếu có thể kiểm soát tốt huyết áp.
Trong các thành phần của cơ thể con người, nước là nhiều nhất. Khoảng 70-80% cơ thể là chất lỏng, trong số này có thể nói máu là một trong những thành phần lớn nhất. Máu lưu thông khắp cơ thể, chịu trách nhiệm cho chu trình trao đổi chất của cơ thể, đồng thời vận chuyển chất thải được tạo ra do hoạt động tập thể dục. Khi các mạch máu bắt đầu cứng dần và các tạp chất trong máu tích tụ, bệnh cao huyết áp dễ xảy ra.
Huyết áp cao còn là thủ phạm dẫn tới đột quỵ
"Trợ thủ" giúp bệnh cao huyết áp xuất hiện
Nhắc đến thủ phạm gây ra huyết áp cao, hầu hết mọi người là do họ ăn quá nhiều muối. Thật vậy, muối là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh cao huyết áp. Ăn quá nhiều muối dễ dẫn đến mất cân bằng áp suất thẩm thấu thành mạch, dẫn đến huyết áp cao, tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất khiến huyết áp không ổn định.
Đáng nói hơn, có những thực phẩm chứa nhiều muối chúng ta vẫn vô tư ăn hàng ngày mà không hề hay biết. Thịt xông khói và kim chi là một ví dụ.
Để giữ được độ tươi ngon của loại thực phẩm này, người ta thường sử dụng một lượng lớn muối để ngâm nhằm mục đích khử trùng và kéo dài thời gian bảo quản, vì vậy thực chất thịt xông khói là một loại thực phẩm có hàm lượng muối cao trong tự nhiên. Chính vì vậy, để kiểm soát huyết áp, chú ý chuyện ăn uống là điều vô cùng quan trọng, trong đó việc đầu tiên cần làm là giảm lượng muối tiêu thụ.
3 nguyên tắc ăn uống giúp tránh xa bệnh cao huyết áp, ngừa đột quỵ
Duy trì 3 nguyên tắc ăn uống bao gồm ít muối, ít chất béo và cân bằng canxi, kali có thể giúp bạn kiểm soát và duy trì huyết áp ở mức bình thường.
1. Nguyên tắc đầu tiên của việc kiểm soát huyết áp: chế độ ăn ít muối
Như chúng ta đã biết, chế độ ăn nhiều muối có thể gây ra huyết áp cao vì hấp thụ quá nhiều ion natri, dẫn đến tăng nồng độ ion natri trong máu trong cơ thể. Để duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể, lượng nước tương ứng sẽ được hấp thụ vào máu dẫn đến lượng máu quá nhiều và làm tăng huyết áp.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống, chúng ta phải lựa chọn thực phẩm ít muối, bao gồm cả kiểm soát việc ăn những thực phẩm có hàm lượng muối cao như nước tương, mì, đậu lên men, dưa chua, thịt ba chỉ, thịt muối, giăm bông... Xây dựng thói quen ăn nhạt, vị giác sẽ quen dần, cơ thể thoải mái hơn.
2. Nguyên tắc kiểm soát huyết áp thứ hai: Ăn ít thức ăn giàu chất béo
Thức ăn nhiều chất béo cũng cần được kiểm soát để ăn ít lại, vì thức ăn nhiều chất béo sẽ khiến năng lượng nạp vào quá nhiều mà không thể tiêu hao hết, khi đó năng lượng dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể gây béo phì. Béo phì cũng là tác nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ bám vào thành mạch gây tắc nghẽn, máu lưu thông kém, cao huyết áp, đột quỵ.
3. Nguyên tắc kiểm soát huyết áp thứ ba: Cân bằng thực phẩm canxi và kali để kiểm soát huyết áp
Cơ thể con người có một máy bơm natri-kali, có thể điều chỉnh sự cân bằng kali và natri trong cơ thể. Tăng huyết áp là do trong cơ thể có quá nhiều natri, trong khi lượng kali lại thấp. Vì vậy có thể bổ sung các thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn như cần tây, nấm, măng... Cơ thể con người chứa đủ canxi cũng có thể làm tăng bài tiết natri từ thận và giảm huyết áp.
Nếu thiếu canxi, hàm lượng canxi trong dịch ngoại bào thấp sẽ làm tăng tính thẩm thấu của thành mạch máu làm cho các ion canxi tràn vào, hàm lượng canxi nội bào cao sẽ làm co các tế bào cơ trơn, mạch máu, huyết áp cũng tăng theo. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như sữa, đậu nành và các sản phẩm của chúng.
Tóm lại, dù bất kỳ loại thực phẩm nào có thể có tác động đến huyết áp, bạn cũng không thể cứ ăn một cách mù quáng. Chỉ bằng cách đa dạng hóa và cân bằng chế độ ăn uống, kiểm soát lượng muối, đồng thời bổ sung thêm nhiều khoáng chất canxi và kali thì mới có thể có lợi cho việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.