Nguy hại từ thói quen ăn ngọt nơi công sở
Những buổi tụ tập nho nhỏ tại các văn phòng làm việc với đồ ăn nhẹ được xem như một hình thức thư giãn cho người lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, Chủ tịch Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm, Giáo sư Susan Jebb, cho rằng ăn bánh ngọt nơi công sở không khác nào việc đi vào một quán rượu đầy khói thuốc và do đó nên được xem là nguy hại như hút thuốc lá thụ động.
Cũng theo nữ giáo sư, chỉ dựa vào "nỗ lực phi thường" của ý chí cá nhân là không đủ để tránh ăn quá nhiều trong một xã hội luôn dồn ép con người với thức ăn, điển hình như nơi công sở.
Giáo sư Susan Jebb khuyên mọi người nên giảm ăn đồ ngọt nơi công sở - Ảnh: Thetimes
Bà ấy nói: "Tất cả chúng ta đều thích nghĩ rằng mình là những người có lý trí, thông minh, có học thức, những người luôn đưa ra những lựa chọn sáng suốt và chúng ta đánh giá thấp tác động của môi trường", cô ấy nói. "Nếu không ai mang bánh vào văn phòng, tôi sẽ không ăn bánh trong ngày, nhưng vì mọi người mang bánh vào nên tôi ăn. Bây giờ, ok, tôi đã lựa chọn, nhưng mọi người đang lựa chọn đi vào một quán rượu đầy khói thuốc".
Quan điểm này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong xã hội Anh và người dân cho rằng hai vấn đề không hề giống nhau.
Để lập luận phản bác, Giáo sư Susan Jebb khẳng định, hút thuốc lá thụ động gây hại cho người khác “và thực phẩm cũng vậy”.
“Với việc hút thuốc, sau một thời gian rất dài, chúng tôi đã hiểu rằng các cá nhân phải nỗ lực một chút nhưng chúng tôi có thể giúp nỗ lực của họ thành công hơn bằng cách có một môi trường hỗ trợ. Nhưng chúng tôi vẫn không cảm thấy như vậy về thức ăn”.
Bà kêu gọi các bác sĩ sẵn sàng thảo luận về chủ đề cân nặng của bệnh nhân và cung cấp hỗ trợ về chế độ ăn uống, nói rằng việc các bác sĩ "hầu hết phớt lờ nó" là có hại cho sức khỏe của quốc gia.
"Nếu một bác sĩ gặp ai đó bị huyết áp cao, họ sẽ cảm thấy về mặt văn hóa, bằng cách đào tạo, hướng dẫn, thực hành, rằng họ phải cung cấp phương pháp điều trị huyết áp cao cho bệnh nhân này và giải thích cho họ tại sao điều đó lại quan trọng. Nhưng hiện tại, nếu bác sĩ gặp một bệnh nhân thừa cân, họ hầu như phớt lờ nó... Tình trạng trong y học chỉ ưu tiên việc điều trị các bệnh hiếm gặp bằng thuốc và công nghệ rất đắt tiền, và béo phì không phải là một trong những điều đó", nữ giáo sư cho hay.
Jebb nhấn mạnh rằng bệnh béo phì có thể được điều trị, với lý do "các biện pháp can thiệp khá rẻ và mang lại lợi ích to lớn", chẳng hạn như các chương trình quản lý cân nặng của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã giúp bệnh nhân tiểu đường loại 2 thuyên giảm.
Ăn nhẹ bằng bánh ngọt hay đồ ăn vặt từ lâu đã trở thành thói quen của dân công sở - Ảnh minh họa
Cô ấy nói, vấn đề là phải thay đổi một "nền văn hóa trong đó mọi người, các chuyên gia y tế, bác sĩ và đặc biệt là những người môi giới quyền lực trong hệ thống, khá miễn cưỡng".
Song, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh chịu trách nhiệm về an toàn và vệ sinh thực phẩm ở England, xứ Wales và Bắc Ireland lại cho biết, phát ngôn của giáo sư Susan Jebb đơn giản là quan điểm cá nhân, chứ không đại diện cho nhận định của cơ quan này. Trong khi đó, trong báo cáo truyền thông, người phát ngôn chính thức của Thủ tướng Anh nêu rõ, việc ăn bánh ngọt tại công sở là lựa chọn cá nhân.
Được biết, Ủy ban Y tế Thời báo đã mở một cuộc điều tra kéo dài một năm về NHS, kết quả được đưa ra vào tuần này.
Hai phần ba người trưởng thành bị thừa cân, trong đó có một phần tư bị béo phì, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi trong ba thập kỷ qua. Vào thời điểm bắt đầu đi học, 1/5 trẻ em đã bị thừa cân, với hầu hết mọi người ở Anh hiện đã quá nặng ở tuổi 25.
Những nguy cơ bệnh tật khi ăn uống nhiều đồ ngọt
WHO khuyến cáo rằng, cả trẻ em và người lớn, mỗi ngày chỉ nên giới hạn lượng đường tự do trong mức dưới 10% của tổng lượng calo được tiêu thụ. Đặc biệt, nếu tiêu thụ được dưới mức 5% thì đồ ngọt còn đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như:
Trầm cảm
Khi ăn quá nhiều đường bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm bởi đường làm tăng nguy cơ viêm. Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng thì hệ lụy của nó chính là sự căng thẳng, lo lắng, theo thời gian nó có thể dẫn đến trầm cảm.
Ăn quá nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây ra các vấn đề xấu cho sức khỏe
Bệnh tim mạch
Sự dung nạp một cách quá mức lượng đường trong cơ thể khiến cho tim và động mạch bị tổn thương từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.
Mặt khác, đường còn khiến cho insulin bị tăng lên từ đó làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Những người bị cao huyết áp thì động mạch và tim sẽ phải làm việc nhiều hơn. Kết quả của tình trạng này chính là nguy cơ đột quỵ, mắc các cơn đau tim cùng các vấn đề khác về động mạch vành.
Bệnh ung thư
Nghiên cứu ở trên 430.000 người đã chỉ ra rằng những người ăn quá nhiều đồ ngọt có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non, ung thư màng phổi và ung thư thực quản. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu khác nhận thấy phụ nữ khi ăn bánh quy và bánh ngọt trên 3 lần/ tuần có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1.42 lần so với nhóm phụ nữ tiêu thụ loại đồ ăn này dưới 1 lần/tuần.
Người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt sẽ có nguy cơ bị béo phì, viêm và kháng insulin. Đây đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư. Những mối liên quan này cho thấy rằng ung thư chính là một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt mà tất cả chúng ta không thể chủ quan.
Bệnh gan
Gan không chỉ là cơ quan đảm nhận vai trò thải độc mà còn giúp xử lý lượng protein nạp vào cơ thể. Không những thế, gan còn giúp xử lý nhiều quy trình chuyển hóa khác nữa. Mặc dù thực tế hiện nay số đông bệnh nhân mắc bệnh gan là do lạm dụng rượu bia quá mức nhưng dù không lạm dụng loại đồ uống này mà ăn uống quá nhiều đồ ngọt cũng làm tăng khả năng phát triển bệnh gan.
Điều này được giải thích rằng, việc tiêu thụ một lượng đường quá lớn dễ làm cho gan bị tổn thương không kém gì so với khi uống nhiều bia rượu. Không những thế, khi bị dung nạp quá nhiều đường còn vô tình tạo gánh nặng lên gan và gây ra gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một bệnh lý không hề tốt cho sức khỏe.
Suy giảm trí nhớ
Một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt không thể bỏ qua nữa là sự giảm sút trí nhớ. Khi việc ăn quá nhiều đường trở thành thói quen sẽ khiến cho khả năng lưu giữ ký ức của não bộ bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn, điều này thậm chí còn trở thành tác nhân bắt đầu hoặc làm trầm trọng hơn chứng mất trí.
Ngoài ra, chức năng và cấu trúc của não đều sẽ bị ảnh hưởng khi một người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt. Lượng lớn đồ ngọt trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với trí nhớ kém và dễ làm tăng suy giảm trí tuệ.
Ăn quá nhiều đồ ngọt dễ làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ từ đó gây giảm sút trí nhớ
Suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa
Bản thân các loại đồ ăn, thức uống ngọt chỉ cung cấp calo rỗng. Vì thế nó khiến cho cơ thể phải huy động các loại khoáng chất và vitamin sẵn có trong tế bào và các cơ quan để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa đường, đặc biệt là canxi, khoáng chất và vitamin B.
Duy trì tình trạng trên trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây thiếu hụt các loại vi chất dinh dưỡng, gây loãng xương cùng nhiều loại bệnh lý khác. Bên cạnh đó, đường còn có nguy cơ ngăn chặn việc tiết ra dịch tiêu hoá, làm cản trở khả năng hoạt động tự nhiên của dạ dày nên tạo cơ hội lên men cho thức ăn.
Không dừng lại ở đó, có một số trường hợp béo phì do ăn quá nhiều đồ ngọt lại bị thiếu vi chất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bản thân loại thực phẩm ấy là calo rỗng nên không cung cấp đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trái lại, nó còn rút kiệt các loại vi chất dinh dưỡng có trong các cơ quan và tế bào.