COVID-19: Kết hợp bất ngờ làm thuốc kháng virus hiệu quả gấp bội

Một loại thuốc kháng virus dành cho bệnh nhân COVID-19 nặng, từng gây thất vọng vì không đạt được hiệu quả nhiều như mong muốn, có thể trở nên đặc biệt tốt nhờ một thay đổi nhỏ.
Chia sẻ

Theo tờ Medical Xpress Trung tâm Công nghệ gene và kỹ thuật phân tử sinh học thuộc Trường Kỹ thuật và khoa học ứng dụng, Đại học Columbia (Mỹ) vừa thực hiện nghiên cứu kết hợp Remdesivir với các thuốc ức chế exonuclease sẵn có trên thị trường, kết quả thuốc kháng virus này tăng độ hiệu quả đến bất ngờ.

COVID-19: Kết hợp bất ngờ làm thuốc kháng virus hiệu quả gấp bội - 1

Remdesivir được FDA chấp thuận và là một trong những thuốc kháng virus phổ biến trên thế giới, chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 nặng (Ảnh minh họa từ Internet)

Remdesivir là một trong các thuốc kháng virus phổ biến trên thế giới được chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 nặng, và là một trong các loại được sử dụng trong bệnh viện ở Việt Nam. Tuy nhiên sau một thời gian đánh giá, Remdesivir được cho là không đạt được hiệu quả nhiều như mong đợi ban đầu hoặc hiệu quả ít, không rõ ràng.

Giáo sư Samuel Ruben-Peter G. Viele, tác giả của nghiên cứu này cho biết đã tìm ra rào cản khi Remdesivir hoạt động trong cơ thể bệnh nhân: sau khi được kết hợp vào RNA, các hoạt chất của thuốc bị loại bỏ bởi SARS-CoV-2 exonuclease.

Trong virus corona có 2 enzyme được bảo tồn cao là polymerase và exonuclease. Polymerase tái tạo RNA của virus và exonuclease có chức năng sửa lỗi trong quá trình sao chép, giúp duy trì chức năng và sự toàn vẹn của bộ gene RNA lớn của virus.

Remdesivir chính là thuốc ức chế polymerase nên được kỳ vọng giúp ngăn chặn quá trình tái tạo RNA của virus. Khi kết hợp chất ức chế exonuclease, Remdesivir đã cho hiệu quả bất ngờ. Và điều tốt hơn cả là chất ức chế exonuclease đã sẵn có trong một số loại thuốc bán trên thị trường, để điều trị các bệnh khác. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã dùng một thuốc dành cho bệnh viêm gan siêu C chứa chất ức chế exonuclease để kết hợp.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology.