Ảnh minh họa: Internet
Các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần
Cơ thể mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần không thể bỏ qua chính là cơ thể có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi là triệu chứng của nhiều rủi ro sức khỏe khác nhau. Nhưng khi sắp bị đột quỵ, cơ thể có dấu hiệu thay đổi, các cơn mệt mỏi thường xuyên xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.
Điều đáng chú ý là dù đã cố gắng nghỉ ngơi nhưng triệu chứng mệt mỏi vẫn không mất đi, thậm chí tim còn phải làm việc vất vả hơn. Nếu triệu chứng này không mất đi mà tăng dần lên khi đi lại hoặc vận động mạnh, chúng ta không nên chủ quan vì đấy rất có thể là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần.
Đau thắt tức ngực
Đau thắt tức ngực là triệu chứng thường gặp, cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần. Theo các thống kê, dấu hiệu này chiếm tới 70% các trường hợp bị đột quỵ. Theo đó, bệnh nhân cảm thấy đau tức như bị vật gì đè nặng ở ngực, ở một số trường hợp khác thì có cảm giác nóng rát, đau nhức khó chịu như bị cấu xé.
Các cơn đau thắt tức ngực này có thể xuất hiện ở mọi thời điểm ngay cả khi người bệnh đã dành thời gian để nghỉ ngơi. Vì thế, ngay khi có triệu chứng này, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Chân tay phù nề, luôn cảm thấy thiếu ngủ
Nếu như luôn cảm thấy buồn ngủ mặc dù thời gian ngủ rất nhiều thì cần phải cảnh giác vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của chứng đột quỵ nguy hiểm. Nguyên nhân là vì khi sắp đột quỵ, cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, khó tránh khỏi cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ.
Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ còn do tim gặp phải những khó khăn khi phải hoạt động bơm máu đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, một số tĩnh mạch ở mắt cá chân, bàn chân thiếu máu bị sưng lên, dẫn đến phình giãn tĩnh mạch, khiến chân tay phù nề. Lúc này, nhiều khả năng chứng đột quỵ đã tới gần. Vì thế, người bệnh cần đi khám ngay lập tức trước khi quá muộn.
Đầu óc choáng váng, quay cuồng
Một trong những triệu chứng thường gặp khi sắp đột quỵ chính là đầu óc bị choáng váng, quay cuồng.
Theo đó, bệnh nhân thường có cảm giác chóng mặt hoa mắt. Nguyên nhân là vì lúc này tim yếu đi khiến hệ thống tuần hoàn gặp rất nhiều khó khăn khi phải lưu thông máu đi khắp cơ thể. Do đó, dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần là cảm giác hoa mắt chóng mặt, choáng váng đầu óc.
Khó thở, hơi thở không đều
Triệu chứng khó thở hoặc thở đứt quãng, hơi thở không đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đã bắt đầu có những thay đổi lớn, rất có thể cơn đột quỵ sắp xảy ra. Thông thường, tim và phổi phối hợp nhịp nhàng co bóp đều đặn nhưng khi tim đang yếu dần, tình trạng khó thở xảy ra, phổi không nhận đủ oxy, gây khó thở cho người bệnh.
Dễ bị đau ốm, cảm lạnh
Cơ thể dễ bị cảm lạnh hay đau ốm tưởng chừng là dấu hiệu rất bình thường nhưng người bệnh cần hết sức cảnh giác bởi đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Cảm lạnh đôi khi là triệu chứng thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi là sức khỏe ổn định nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của đột quỵ trước 1 tuần. Khi là dấu hiệu sớm của đột quỵ, cơ thể bị cảm lạnh là do lúc này tim yếu đi dẫn đến máu rò rỉ vào phổi. Nếu người bệnh thấy trong cơn ho có kèm đờm màu hồng nhạt thì khả năng cao máu đã tràn vào phổi cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Những người bị rối loạn lipit máu (máu nhiễm mỡ).
Người mắc bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp
Người nghiện thuốc lá
Các bệnh nhân rung nhĩ, van tim, rối loạn nhịp tim, khuyết tật tim bẩm sinh... trái tim hoạt động không khỏe mạnh, việc tuần hoán máu sẽ thiếu trơn tru. Do đó, tim có thể ngưng bơm máu lên não đột ngột, hoặc cục máu đông hình thành từ nhịp tim bất thường sẽ di chuyển đến não, bị mắc kẹt và gây ra đột quỵ.
Quá trình xơ vữa mạch máu ở các bệnh nhân: đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, nghiện thuốc lá cao hơn người bình thường. Các mảng xơ vữa có thể làm hẹp lòng mạch máu, cản trở sự lưu thông của máu.
Với bệnh tăng huyết áp lại nghiêm trọng hơn. Khi huyết áp tăng, lực tác động của máu lên thành động mạch cao hơn mức cần thiết. Lâu ngày, mạch máu bị tổn thương và không đàn hồi tốt nữa, mạch có thể bị vỡ khi cục máu đông dồn ép, gây xuất huyết não.
Những đối tượng lưu ý phòng tránh đột quỵ
Đối với người chưa bị đột quỵ mà mang yếu tố nguy cơ cao như kể trên thì điều trị phòng ngừa là phương pháp hiệu quả nhất. Khi người bệnh tuân thủ điều trị, cai thuốc lá (nếu có), kiểm soát bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường tốt, nguy cơ sẽ giảm theo.
Người đã từng đột quỵ, phải tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc. Sau khi thoát khỏi nguy cơ tử vong, cần uống thuốc phòng ngừa tái phát và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Đối với người lớn tuổi, người có nguy cơ đột quỵ nên ăn ít muối, ít dầu mỡ, ít đường như bệnh nhân tim mạch. Chú ý theo dõi dấu hiệu của cơ thể. Bất cứ khi nào cảm thấy: chóng mặt, hoa mắt, tê yếu nửa người, khó điều khiển tay chân, miệng méo, cơ mặt xệ, nói khó khăn... dù chỉ thoáng qua và biến mất, nên nghĩ ngay đến đột quỵ và tới bệnh viện can thiệp kịp thời.
Những người trẻ tuổi cũng là 'đối tượng' đột quỵ có thể nhắm đến do lối sống thiếu khoa học với thức ăn nhanh, bia rượu, thuốc lá, làm việc quá sức, thức quá khuya, lười vận động... là con đường dễ dẫn đến đột quỵ.
Những việc cần làm khi có dấu hiệu đột quỵ
Sau khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, người bệnh cần thực hiện các việc làm dưới đây.
Bình tĩnh và tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chần đoán tình trạng bệnh
Đây là điều đầu tiên người bệnh cần lưu ý. Ngay khi có các dấu hiệu của đột quỵ, cần tới gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt để tránh để lại những di chứng nặng nề, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu chủ quan.
Tiến hành cấp cứu và sơ cứu kịp thời.
Theo các thống kê, tổng số ca tai biến chiếm 85% nguyên nhân đột quỵ là do các thiếu máu não cục bộ, còn 15% còn lại đột quỵ là do xuất huyết não.
Thông thường, các biểu hiện trước đột quỵ không đau, thậm chí diễn ra nhanh chóng khiến người bệnh chủ quan và không hề biết rằng một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Các triệu chứng chỉ rõ rệt khi bệnh nhân đã vỡ mạch máu não. Vì thế, điều quan trọng là cần trang bị kiến thức sơ cứu đột quỵ kịp thời tăng khả năng chữa bệnh hiệu quả và giúp giảm biến chứng của bệnh để lại.
Theo các thống kê, tổng số ca tai biến chiếm 85% nguyên nhân đột quỵ là do các thiếu máu não cục bộ, còn 15% còn lại đột quỵ là do xuất huyết não. Ảnh minh họa: Internet
Các biện pháp sơ cứu trong từng trường hợp như sau:
Trường hợp vẫn tỉnh táo: Đến trung tâm y tế gần nhất có sự hỗ trợ của người thân.
Những trường hợp mơ màng nhưng vẫn thở được: Để bệnh nhân ở trạng thái nằm nghiêng hoặc nằm ngửa trong khi chờ xe cấp cứu. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu người bệnh nôn trớ nên để bệnh nhân nằm nghiêng, tránh bị sặc thức ăn vào đường hô hấp.
Đối với những người bệnh hôn mê: Cần để người bệnh nằm nghiêng và đưa đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Uống thuốc chống đột quỵ: Khi có các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần đã kể trên, khi vẫn còn tỉnh táo, việc cần làm là uống thuốc chống đột quỵ. Theo đó, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng chống đột quỵ hiệu quả như: Nhóm thuốc chống đông máu Aspirin, Heparin, Warfarin,…; Nhóm thuốc hạ huyết áp Lisinopril, Irbesartan …; Nhóm thuốc hạ cholesterol như: Atorvastatin, Statin,..; Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.
Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.